LIÊN KẾT CƠ QUAN - BAN NGÀNH

QR-code-BNV

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

  07/04/2020 20:16        

BẢN TIN THUỐC SỐ 3 - 2017

 BẢN TIN

 

THÔNG TIN THUỐC

 

 

Số 3-2017

 

http://sv1.upsieutoc.com/2017/10/30/image004.jpg

 

Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần Khánh Hòa

(Lưu hành nội bộ)

 

http://sv1.upsieutoc.com/2017/10/30/image005.jpg

 

Bản tin số 3

 

THÔNG TIN THUỐC

 

Trong số này

1. Lạm dụng chất kích thích nguy hiểm cho tâm thần và thể lực…………………1

BSCKI. Lê Văn Hào

Tham khảo từ nguồn:

National Institue on Drug Abuse (NIDA); http://www.clubdrugs,org – National Institutes of Health (NIH)–U.S. Department of Health and Human Services và Textbook of Psychopharmacologiy. Second Edition. 1998. American Psychiatric Press.Trang 509 – 517.

2. Thuốc điều trị đau thần kinh……………………………………………………..4

BSCKI. Võ Hữu Thắng

Nguồn: http://www uspharmacist.com

Dịch: DS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang

3. Loại thuốc ngủ mới được FDA chấp thuận……………………………………...6

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: canhgiacduoc.ogv.vn
Theo Robert Lowes. FDA Approvals > Medscape Medical News. FDA OKs New Kind of Sleep Drug Suvorexant (Belsomra). August 13, 2014

 

4. Cảnh báo an toàn thuốc ……………………………………………………........7

Khuyến cáo mới về liều zopidem

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: http://www. FDA.gov/Drugs/Drugsafety/

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hà Giang

 

 

http://sv1.upsieutoc.com/2017/10/30/image007.gif

 

LẠM DỤNG CHẤT KÍCH THÍCH NGUY HIỂM CHO TÂM THẦN VÀ THỂ LỰC

BSCKI. Lê Văn Hào

Tham khảo từ nguồn:

National Institue on Drug Abuse (NIDA); http://www.clubdrugs,org – National Institutes of Health (NIH)–U.S. Department of Health and Human Services và Textbook of Psychopharmacologiy. Second Edition. 1998. American Psychiatric Press.Trang 509 – 517.

http://sv1.upsieutoc.com/2017/10/30/image009.jpg 

          Các thuốc kích thích trong tâm thần được phát hiện từ tác dụng gây ảo giác của cocain (1884) sau đó amphetamine và các dẫn xuất của nó được tổng hợp và sau khi thay đổi cấu trúc hóa học cho  ra nhiều chất kích thích khác.

          Ngày nay một vài loại thuốc kích thích được dùng điều trị bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý – gia tăng hoạt động (ADHD) và ngủ rũ (narcolepsy) ở trẻ em, nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ.

          Ngoài ra có một vài nghiên cứu sử dụng các thuốc kích thích trong một vài trường hợp trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) nhưng hiệu quả chưa rõ ràng, nhiều tác dụng phụ, gây lạm dụng và nghiện. Nghiên cứu những trên người lạm dụng, nghiện amphetamine, tỷ lệ có các rối loạn tâm thần là 66 %.

          Những năm gần đây đã xuất hiện sự gia tăng báo động việc lạm dụng các chất kích thích ở tuổi trẻ trong quán bar, vũ trường nhằm đạt cảm giác hưng phấn, tăng hoạt động trong trạng thái ảo giác.

          Do không biết chắc chắn nguồn gốc, thành phần tác động dược học, các hóa chất dùng trong quá trình tổng hợp, pha chế và khả năng lây nhiễm nên các chất kích thích gây tổn hại trầm trọng đến hệ thần kinh trung ương, đến hoạt động tâm thần, đến sức khỏe và có thể bị đột tử.

          Nếu sử dụng chung với rượu, chúng còn nguy hiểm hơn, và đã có cảnh báo khuynh hướng dùng để trụy lạc, gây bạo lực, sex tập thể… Các chất kích thích lưu hành bất hợp pháp hiện nay được dân chơi gọi là thuốc “lắc”hay “đá”. Chúng bao gồm các loại sau:

1. Methylenedioxymethamphetamine (MDMA):

          Tên tiếng lóng: Ecstasy, XTC, X, Adam, Clarity, Lover’s Speed. Công thức hóa học giống amphetamine và chất gây ảo giác mescaline. Khi thay đổi công thức cho ra các tên MDA, MDEA, PMA. Tác dụng kích thích và thay đổi cảm giác sau uống 3 – 6 giờ, tiếp theo là biểu hiện buồn bã lo âu trầm cảm, rối loạn giấc ngủ. Làm tim đập nhanh, huyết áp tăng và cảm giác tỉnh nhưng  tăng thân nhiệt với từng cơn nóng bừng và do đó có hành vi xung động thoát khỏi nóng, biểu hiện mê dại với môi trường (âm thanh , ánh sáng màu...). Có thể dẫn tới suy gan, suy thận và suy tim; hậu quả rất nguy hiểm khi dùng nhiều lần trong thời gian ngắn do chuyển hoá tương tác của MDMA.

          Đồng thời gây mất nước, tác động tới nội tiết điều hòa rối loạn sodium, rối loạn điện giải. Nghiên cứu trên súc vật, MDMA làm hư hại tế bào thần kinh phóng thích serotonin. Ở người, dùng MDMA nhiều lần làm tổn hại phần não bộ liên quan quá trình trí nhớ. Trên não chuột mới sinh gây tổn hại vùng hiểu biết và trí nhớ, vùng này tương đương với não bộ thai nhi ở ba tháng cuối thai kỳ.

2. Gamma–hydroxybutyrate (GHB):

          Tên tiếng lóng: Grievous, Bodily Harm, G, Liquid Ecstasy, Georgia Home Boy. Hình thức: Dạng nước trong, bột trắng, viên nén, viên nhộng, dùng với rượu rất nguy hiểm. Thường được lạm dụng để cưỡng hiếp, để đầu độc,… Giới trẻ thích dùng trong hộp đêm, trong cơn say cuồng dại và trong giới đồng tính luyến ái nam. Được dùng an thần, để tạo đặc tính khoái cảm hoặc để tăng hiệu quả phóng thích nội tiết tố tăng trưởng. GHB ức chế hệ thần kinh trung ương, gây độc sau 10 – 20 phút uống, kéo dài 4 giờ tùy liều lượng. Liều cao gây ngủ, hôn mê, có thể tử vong. GHB có thể biến đổi trong cơ thể thành GBL và BD, hai sản phẩm này được rao bán trên mạng, quầy thuốc bán lẻ (có tên hiệu do đó dễ gây hiểu lầm và lạm dụng rất tai hại). Thải trừ tương đối nhanh (khoảng 2 giờ). Tháng 7/2002 FDA đã phê duyệt giám sát y khoa việc sử dụng GHB điều trị mất trương lực cơ trong bệnh ngủ rũ.

3. Ketamine:

          Tên tiếng lóng: Special K, K, Vitamin K, Cat Valium: Là chất gây mê dùng đường chích, hít và hút. Được phép sử dụng cho động vật và trên người từ 1970. 90% ketamine lưu hành  hiện nay dùng trong thú y. Dùng nhiều lần có phản ứng tương tự như phencyclidine (PCP) gây trạng thái huyền ảo, thay đổi nhận thức, gây ra các ảo giác. Liều  ngộ độc gây giảm khả năng chú ý, hiểu biết và trí nhớ. Nặng hơn có thể mê sảng, quên, trầm cảm, giảm vận động, cao huyết áp và bệnh lý hô hấp trầm trọng. Ketamin dạng nước hay bột trắng dùng ngửi, hút với marijuana (cần sa) hoặc thuốc lá. Ở một vài thành phố (Hoa kỳ) có dạng chích tĩnh mạch.

4. Rohypnol:

          Tên tiếng lóng: Roofies, Rophies, Roche, Forget–me Pill. Tên gốc flunitrazepam, là thuốc trong nhóm an thần benzodiazepine, tại Hoa Kỳ không được phép kê toa, ở một số nước khác được dùng điều trị mất ngủ và dùng trong tiền mê. Rohypnol không mùi vị, dễ hoà tan trong nước uống có gaz. Tác dụng an thần và ngộ độc nặng thêm khi dùng chung với rượu. Thường dùng dạng uống, có cả dạng ngửi. Gây quên thuận chiều trầm trọng, (không nhớ những gì xảy ra từ thời gian dùng thuốc) . Có nhiều báo cáo thuốc này được sử dụng nhằm cưỡng hiếp phụ nữ. Tác hại khác bao gồm hạ huyết áp, uể oải, rối loạn ảo thị, chóng mặt, lú lẫn, rối loạn tiêu hoá và bí tiểu.

5. Methamphetamine:

          Tên tiếng lóng: Speed, Ice, Chalk, Meth, Crystal, Crank, Fire, Glass. Là một chất độc gây nghiện kích thích, tác hại trên một số vùng thần kinh trung ương. Chế biến lậu từ các thành phần rẻ tiền, dễ bị pha trộn chất kích thích khác. Có dạng hút, ngửi, chích và uống, màu trắng không mùi vị đắng, bột trong dễ hoà tan trong nước uống. Thường được dùng chung với cocain/crack, marijuana, heroin, rượu, rất nguy hiểm. Gây độc thần kinh làm biến đổi rõ rệt chất vận chuyển dopamine và các thụ thể, mất trí nhớ, dễ kích thích gây hấn tấn công người khác, có hành vi loạn tâm thần, kích động lời nói, tăng mức độ hoạt động. Đồng thời gây tổn thương tim, ăn mất ngon. Góp phần tăng tỷ lệ bệnh lây nhiễm như viêm gan, HIV/AIDS.

6. Lysergic Acid Diethylamide (LAD):

          Tên tiếng lóng: Acid, Boomers, Yellow, Sunshines. Gây ảo giác dẫn tới nhận thức cảm giác bất thường, không thể đoán trước dùng bao nhiêu sẽ bị nghiện, tuỳ vào môi trường sử dụng, tùy nhân cách, khí sắc và toan tính của người dùng. Có dạng viên nén, viên nhộng và dung dịch, dạng giấy thấm. 30–90 phút sau khi dùng sẽ dãn đồng tử, sốt, tăng nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi, không ăn ngủ được, run rẩy, tê cóng, khô miệng và nôn ói. Tác dụng kéo dài về tâm thần là các triệu chứng loạn thần và rối loạn nhận thức, ảo giác, dân chơi gọi là “flashbacks”.

          Chỉ định thuốc kích thích trong điều trị bệnh tâm thần rất hạn chế, chẩn đoán đúng và bác sĩ phải được huấn luyện theo dõi đánh giá hiệu quả, các tác dụng phụ, hậu quả ngộ độc và tương tác thuốc.

          Đối với người lạm dụng các chất kích thích, ngoài định lượng nồng độ các chất kích thích trong nước tiểu, trong máu có thể quan sát nhận biết các biểu hiện  như sau: Kích thích, nói nhiều, ăn ít mà tăng hoạt động.

          Triệu chứng chung: giãn đồng tử, tăng huyết áp, tim đập không đều, hơi thở ngắn, buồn nôn, ói, tiêu chảy và tăng thân nhiệt, có khi đột ngột gây hấn, có ý tưởng hoang tưởng, ảo thị, ảo thanh, khó ngủ từng đợt; Có khuynh hướng ám ảnh quần áo phải sạch sẽ, chỉnh tề, làm đi làm lại một việc nào đó.

Tóm lại: Đừng vì một ham muốn nào đó mà tự sử dụng các thuốc trên để rồi bị lệ thuộc, bị nghiện và nếu lạm dụng để tìm cảm giác mạnh cho trước mắt và lâu dài đều rất nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là các hoạt động tâm thần, cho đời sống tinh thần và đạo đức con người. Nhưng tại sao giới trẻ lạm dụng là một vấn đề lớn xuất phát từ yếu tố quan tâm chăm sóc trước hết là của gia đình và của xã hội và quan trọng hơn là từ sự nhận thức sai trái về giá trị cuộc sống của lớp trẻ, lý tưởng và mục đích cuộc đời.

 

THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH

BSCKI. Võ Hữu Thắng

Nguồn: http://www uspharmacist.com

Dịch: DS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang

http://sv1.upsieutoc.com/2017/10/30/image011.jpg

 

           Đau được Tổ chức Y tế Thế giới coi là dấu hiệu sinh tồn thường sau huyết áp, mạch, nhiệt độ và hô hấp. Như vậy cảm giác đau đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Tuy nhiên cảm giác đau tồn tại quá lâu hoặc mức độ đau quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Theo dõi cơ chế bệnh sinh, đau được chia làm 3 nhóm chính: Đau thực thể, đau thần kinh, và đau hỗn hợp trong đó đau có nguồn gốc thần kinh rất phổ biến. Việc hiểu rõ cơ chế xuất hiện triệu chứng đau ở từng bệnh nhân sẽ góp phần điều trị đau có hiệu quả.

          Đau thần kinh luôn là thách thức đối với thầy thuốc lâm sàng, nhất là triệu chứng đau rất khó kiểm soát ở bệnh nhân cao tuổi. Với tính chất đa bệnh lý, triệu chứng đau rất khó kiểm soát ở bệnh nhân cao tuổi

          Vậy chiến lược điển hình là sử dụng từ các thuốc tác dụng ngắn để giảm đau cho đến các thuốc tác dụng dài, như thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống trầm cảm. Trường hợp đau dai dẳng có thể cần bổ sung thêm một thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống động kinh mà cơ thể hoạt động của nó khác với cơ thể hoạt động của thuốc đang được sử dụng.

          Các thuốc gây nghiện chỉ dùng để kiểm soát cơn đau dữ dội. Vì có nhiều loại thuốc được dùng để kiểm soát đau do chấn thương dây thần kinh nên việc nắm rõ chỉ định của thuốc đang sử dụng cũng như liều lượng khuyến cáo cho từng chỉ định cụ thể là rất quan trọng.

Thuốc giảm đau:

          Thuốc giảm đau giúp kiểm soát đau ngắn hạn và ngay lập tức, nhưng thường đáp ứng kém, gồm các thuốc kháng viêm không steroid.

Thuốc chống trầm cảm:

          Thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là các nhóm chống trầm cảm ba vòng (TCA), nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) và nhóm ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI), có hiệu quả giảm đau cao nhưng bị hạn chế do tác dụng phụ của nó. TCA có tác dụng phụ là kháng cholinergic như khô miệng, bí tiểu, táo bón, hạ huyết áp thế đứng và chống mặt. Bệnh nhân uống SSRI và SNRI có thể bị rối loạn chức năng tình dục, tiêu chảy, buồn ngủ, khô miệng, và chóng mặt.

Các thuốc chống trầm cảm dùng trong quản lý đau thần kinh:

Amitriptyline 25 mg:

Uống: 50 – 100 mg/ngày, bắt đầu từ 10 mg/ngày và tăng khoảng 10 mg/tuần.

Fluoxetine 20 mg:

Uống: 20 mg/lần/ngày, tăng khoảng 20 mg mỗi 1 đến 2 tuần, liều tối đa 60 mg/ngày.

Venlafaxine 75 mg:

Uống: 37,5 mg/lần/ngày, tăng thêm 37,5 mg mỗi tuần đến tối đa 375 mg/ngày.

Nhóm thuốc chống động kinh dùng trong quản lý đau thần kinh:

Thuốc chống động kinh:

          Việc sử dụng các thuốc chống động kinh để quản lý đau thần kinh bắt nguồn từ những điểm tương đồng giữa các cơ chế sinh lý bệnh động kinh và đau thần kinh. Những thay đổi của các gen mã hóa cho các kê natri và canxi dẫn đến những biến đổi trong phân phối và cấu trúc của chúng. Những thay đổi trong các thuộc tính sinh lý cũng như sự tích tũy bất thường của kê natri trong các thụ thể đau và các thần kinh cảm giác dẫn đến sự phóng lực lạc chỗ với tần suất cao trong các tế bào thần kinh bị tổn thương tương tự như những gì xảy ra với tình trạng quá kích của động kinh.

          Carbamazepine là thuốc chống động kinh đầu tiên được nghiên cứu để giảm đau thần kinh, carbamazepine và phenytoin là chất chẹn kênh natri chặn sự phóng điện lạc chỗ tần số cao, chống lại các cơn động kinh và cơn đau thần kinh, các y văn ủng hộ việc dùng carbamazepine để quản lý đau dây thần kinh hơn là phenytoin.

Liều dùng: Uống: 400 mg x 2 lần/ngày, tăng lên 3 lần/ngày nếu cần.

Tác dụng phụ: Nguy cơ thiếu máu bất sản và hạ natri máu (theo dõi công thức máu toàn phần và điện giải), buồn ngủ, mất điều hòa, nhìn mờ, hội chứng Steven-Johnson.

          Lamotrigine chẹn kênh natri và do đó ức chế sự phóng thích các glutamate, có khả năng điều chỉnh và kiểm soát cơn đau thần kinh tương đối tốt, mặc dù việc sử dụng lamotrigine cũng chưa được xác minh rõ ràng.

Liều dùng: Uống 25 mg x 2 lần/ngày, tăng dần 100 mg mỗi 2 tuần đến liều hiệu lực tối đa 200-300 mg x 2 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Buồn ngủ chống mặt, thiếu máu bất sản, buồn nôn, nôn mửa, hoại tử biểu bì do nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnson.

 

LOẠI THUỐC NGỦ MỚI ĐƯỢC FDA CHẤP THUẬN

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: canhgiacduoc.ogv.vn
Theo Robert Lowes. FDA Approvals > Medscape Medical News. FDA OKs New Kind of Sleep Drug Suvorexant (Belsomra). August 13, 2014

 

          Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chấp thuận lưu hành một loại thuốc ngủ trong nhóm đầu tiên, suvorexant, biệt dược Belsora của Hãng Dược Merck sau khi chứng minh liều lượng an toàn trong sử dụng.

          Từ tháng 7, hãng dược Merck đã công bố rằng FDA từ chối chấp thuận cho đến khi liều khởi đầu suvorexant cho đa số bệnh nhân là 10 mg. Hãnh Merck cũng đề xuất liều tối đa 30 mg cho người cao tuổi và 40 mg cho người trưởng thành là không an toàn. 

          Trong bản chấp thuận này FDA cho biết đã chấp thuận 4 liều suvorexant khác nhau: 5 mg, 10 mg, 15 mg và 20 mg. Tổng liều sử dụng trong ngày không quá 20 mg. Hãng dược Merck lưu ý rằng liều lượng suvorexant thích hợp cho hầu hết bệnh nhân là 10 mg đúng như FDA khuyến cáo nhấn mạnh của FDA. Suvorexant là một đối vận thụ thể orexin, là loại thuốc ngủ đầu tiên (tác động trên thụ thể orexin – ND) được chấp thuận sử dụng cho người mất ngủ. Suvorexant làm tăng cường vai trò của orexin, một hóa chất thần kinh trung gian có chức năng điều hòa chu kỳ giấc ngủ. FDA xác định hiệu quả của suvorexant dựa trên 3 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với hơn 500 bệnh nhân. Số bệnh nhân dùng suvorexant ngủ nhanh hơn và ít lần thức hơn trong đêm so với bệnh nhân nhóm dùng giả dược.

          Tác dụng không mong muốn gặp nhiều nhất là ngầy ngật như trong phân loại kiểm soát dược chất mức độ IV. Tiếp theo FDA yêu cầu Merck hoàn tất thử nghiệm kiểm tra liều lượng 20 mg suvorexant đối với người lái xe. FDA khuyến cáo các bác sĩ điều trị cẩn thận với liều lượng này khi người bệnh phải lái xe cũng như làm những nghề khác cần sự tỉnh táo (như điều khiển vận hành máy móc).      Người dùng liều thấp cũng phải chú ý nguy cơ giảm tình táo khi lái xe vì sự nhạy cảm với thuốc khác nhau ở từng người. TS. Ellis Unger, giám đốc ban I của Trung tâm đánh giá và nghiên cứu dược phẩm của FDA cho biết: “Sử dụng liều thấp nhất hiệu quả có thể giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ như ngầy ngật buổi sáng sau đêm dùng thuốc”. 

CẢNH GIÁC DƯỢC

 

Khuyến cáo mới về liều zopidem

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: http://www. FDA.gov/Drugs/Drugsafety/

Dịch: DS. Nguyễn Thị Hà Giang

 

          Ngày 10/01/2017 Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra thông tin mới về zopidem - thuốc thường được kê đơn rộng rãi trong trường hợp mất ngủ. Qua đó FDA khuyến cáo cần cắt giảm liều thuốc trước khi đi ngủ của các thuốc có chứa zopidem vì những dữ liệu mới đây cho thấy nồng độ thuốc ở một số bệnh nhân vào buổi sáng hôm sau vẫn còn cao đến mức làm hạn chế các hoạt động cần sự tỉnh táo, chẳng hạn như lái xe, thông báo này tập trung vào các thuốc chứa zopidem được chỉ định uống trước khi ngủ gồm các biệt dược Ambien, Ambien CR và Zolpimist.

          Sử dụng liều của zolpidem thấp hơn sẽ làm giảm nồng độ thuốc thấp hơn trong máu vào buổi sáng hôm sau, vì vậy FDA yêu cầu các nhà sản xuất thuốc có chứa hoạt chất zolpidem giảm mức liều khuyến cáo cụ thể:

          Đối với bệnh nhân nữ, nên giảm liều từ 10 mg xuống 5 mg đối với các thuốc phóng thích tức thời Ambien và Zolpimist và từ 12,5 mg xuống 6,25 mg đối với các thuốc phóng thích kéo dài Ambien CR.

          Đối với các bệnh nhân nam, khuyến cáo các cán bộ y tế cần cân nhắc kê đơn ở mức liều thấp hơn 5 mg đối với thuốc phóng thích tức thời và 6,25 mg đối với các thuốc phóng thích kéo dài.

          Khuyến cáo này không áp dụng cho biệt dược intermezzo - một thuốc chứa zolpidem ở liều thấp được chỉ định để điều trị chứng mất ngủ do thức giấc giữa đêm.

          Bên cạnh đó, FDA cũng khuyến cáo các cán bộ y tế nên thông báo cho tất cả các bệnh nhân đang sử dụng zopidem lưu ý về nguyên nhân này./.

 
Thông báo
Video