LIÊN KẾT CƠ QUAN - BAN NGÀNH

Chung nhan Tin Nhiem Mang

  07/04/2020 20:16        

BẢN TIN THUỐC SỐ 2 - 2017

 

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image001.jpg

Bệnh Viện Chuyên khoa Tâm Thần Khánh Hòa

(Lưu hành nội bộ)

http://sv1.upsieutoc.com/2017/05/24/image005.jpg

Bản tin số 2

THÔNG TIN THUỐC

 

Trong số này

1.  Những phản ứng phụ thường gặp của thuốc an thần kinh thế hệ mới…...…….1

 

BSCKI. Lê Văn Hào

Nguồn: Mims.com

2. Điều trị động kinh bằng thuốc topiramate và những chú ý thận trọng lúc dùng……………………………………………………………………………….5

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: VIDAL 2012/2013 

3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Depakine (natri valproate) cho phụ nữ và trẻ em gái…...................................................................................................................10

BSCKI. Võ Hữu Thắng

Nguồn: Mims.com

4. Cảnh báo an toàn thuốc …………………………………………………….....12

Cảnh báo độ an toàn của chế phẩm giảm cân Slimming Capsule – Reduce FatNguồn: canhgiacduoc.org.vn

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn 

Health Canada: Nhiều loại sản phẩm chưa đăng ký chứa L-tryptophan và lithium orotate được bán trên amazon.ca có thể gây ra các nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng.

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

 

http://sv1.upsieutoc.com/2017/05/24/image007.gif

 

 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG PHẢN ỨNG PHỤ THƯỜNG GẶP CỦA THUỐC AN THẦN KINH THẾ HỆ MỚI 

BSCKI. Lê Văn Hào

Nguồn: Mims.com

 

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc an thần kinh thế hệ mới trước đây các thuốc an thần kinh chỉ được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt, nhưng trong những năm gần đây, việc sử dụng chúng đã được mở rộng sang nhiều chỉ định khác thuộc lĩnh vực thần kinh như các rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu căng thẳng sau chấn thương, các rối loạn nhân cách. Các thuốc an thần kinh thế hệ cũ như chlorpromazine, thioridazine, haloperidol…mặc dù đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vai trò của chúng trên lâm sàng đang ngày càng hạn chế do thiếu hiệu quả điều trị với một số nhóm triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng ngoại tháp (run, căng cứng, bồn chồn) các phản ứng rối loạn trương lực, rối loạn vận động.

          Đây chính là lý do thôi thúc sự ra đời của các thuốc an thần kinh thế hệ mới như clozapine, risperidone, olanzapine, amisulpirid, quetiapine, sertidole (còn gọi là nhóm an thần kinh không điển hình). Khi ra đời các thuốc này đã phần nào khắc phục được những nhược điểm của các thuốc an thần kinh thế hệ cũ do chúng ít gây tác dụng ngoại tháp và các rối loạn vận động ở liều điều trị ít hoặc không gây tăng nồng độ prolactin và có tác dụng rõ rệt với hầu hết các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Tất cả các thuốc an thần đều phong bế dưới nhóm thụ thể dopamine D2 gây nên các rối loạn vận động tuy nhiên các thuốc an thần không điển hình có ái lực thấp hơn và phân ly nhanh hơn khỏi các thụ thể này nên loại tác dụng phụ này cũng thấp hơn.

Clozapine

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image003.jpg

Đây là thuốc an thần không điển hình đầu tiên được đưa ra thị trường thuốc có tỉ lệ gây tác dụng phụ ngoại tháp và các rối loạn vận động rất thấp nhưng có thể gây mất bạch cầu hạt ở khoảng 1% số người sử dụng đây chính là lý do quan trọng làm hạn chế việc sử dụng clozapine trên lâm sàng ngoài ra, do có ái lực với thụ thể alpha giao cảm, clozapine có thể gây các rối loạn chức năng sinh dục (như mất hứng thú, mất kinh ở nữ, rối loạn phóng tinh ở nam giới) và tụt huyết áp tư thế đứng, ái lực với thụ thể histamine H1 của thuốc gây ra tác dụng an thần và tăng cân, ái lực với thể muscarinic M1 gây ra biểu hiện khô miệng, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh một số báo cáo còn ghi nhận các trường hợp viêm cơ tim và co giật liên quan đến clozapine. Nguy cơ co giật của clozapine phụ thuốc vào liều dùng của thuốc ở liều <300mg/ngày tỷ lệ co giật là 2%, ở liều 600mg/ngày là 3-4% và ở liều 600-900mg/ngày là 5%. Do nguy cơ gây mất bạch cầu hạt trước dùng thuốc và mỗi tuần 1 lần trong 6 tháng đầu tiên điều trị clozapine sau đó có thể theo dõi 1-2 lần mỗi tháng nếu tình trạng ổn định.

Risperidone

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image004.jpg

Đây là một dẫn xuất benzisoxasole, là một trong những thuốc an thần không điển hình. Đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới, thuốc có ái lực cao với các thụ thể dopamine D2 và 5HT2A của serotonin ở liều thấp, tỷ lệ gây tác dụng phụ ngoại tháp của risperidone là tương đương với nhiều thuốc an thần không điển hình khác, nhưng ở những bệnh nhân dùng liều cao trên 6mg/ngày nguy cơ này tăng lên rõ rệt risperidone ít gây các tác dụng phụ kháng cholinergic như khô miệng, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh nhưng là một trong số ít những thuốc an thần không điển hình được chứng minh là có khả năng gây tăng nồng độ prolactin trong máu dẫn đến tiết sữa ngoài ý muốn.

Olanzapine

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image005.jpg

Cũng là một dẫn xuất dibenzodiazepine với cơ chế tác dụng tương tự như clozapine nhưng cường độ tác dụng mạnh hơn các tác dụng phụ thường gặp của olanzapine là gây tăng cân, buồn ngủ, tụt huyết áp tư thế đứng và táo bón, các bệnh nhân dùng olanzapine ghi nhận tỷ lệ mất ngủ rất thấp, có thể do tác dụng an thần của thuốc.

          Tác dụng ngoại tháp và các rối loạn vận động của olanzapine tương đối hiếm gặp ở liều thông thường nhưng tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân dùng liều cao trên 30mg/ngày. Một số báo cáo còn ghi nhận mối liên quan của việc điều trị olanzapine và clozapine với nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường type2 và các rối loạn mỡ máu.

Quetiapine

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image006.jpg

Đây cũng là một thuốc an thần được sử dụng rất rộng rãi hiện nay trên thế giới thuốc có cấu trúc dibezodiazepine với ái lực trên cả thụ thể 5HT2 và D2 dopamintrong đó ái lực với thụ thể D2 thấp hơn điều này giúp cho quetiapine có tỷ lệ gây biểu hiện ngoại tháp và các rối loạn vận động rất thấp, tương tự như với clozapine tác dụng phụ thường gặp nhất của quetiapine là gây buồn ngủ do đó nếu được uống vào buổi tối thuốc có thể giúp cải thiện chứng mất ngủ ở bệnh nhân tâm thần, nhịp tim nhan cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp của quetiapine được ghi nhận ở 6-7% số bệnh nhân dùng thuốc, quetiapine cũng được ghi nhận có thể tăng cân, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn so với clozapine và olanzapine.

ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC TOPIRAMATE VÀ NHỮNG CHÚ Ý THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

 

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: Vidal 2012/2013

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image007.jpg

 

 

Động kinh là một bệnh nặng, mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động của bệnh nhân. Bệnh chiếm tỷ lệ 0,6% dân số, biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Động kinh có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng có đến 1/2 số trường hợp bệnh khởi phát ở độ tuổi trước 20, vì vậy, chúng để lại di chứng rất nặng nề cho bệnh nhân, khiến họ dễ trở thành người tàn phế, thành gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

          Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bình phục hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn, hoà nhập tốt với xã hội và có cuộc sống ổn định.

          Thuốc chống động kinh ngày nay rất đa dạng và phong phú, việc lựa chọn thuốc điều trị sao cho phù hợp với tình trạng bệnh, khả năng kinh tế của bệnh nhân và các tác dụng phụ là rất quan trọng để bệnh nhân có thể điều trị lâu dài bằng thuốc và có cơ hội phục hồi khả năng lao động và học tập. Trong bài này chúng ta thử bàn đến cách sử dụng topiramate để điều trị và những chú ý thận trọng lúc dùng.

Tổng quát:

          Để chữa cơn động kinh một cách tối ưu ở cả người lớn và trẻ em, nên khởi đầu liều thấp và chuẩn liều để đạt được mức liều có hiệu quả.

          Topiramate ở dạng viên nén. Viên nén không được bẻ ra khi dùng.

          Có thể uống topiramate trước, sau hay trong khi dùng bữa.

Điều trị hỗ trợ-người lớn:

          Nên khởi đầu với liều 25-50 mg vào ban đêm, dùng trong một tuần. Sau đó, hàng tuần hoặc cách hai tuần, nên tăng liều lên 25-50 mg/ ngày và liều được chia làm hai lần uống. Vài bệnh nhân có thể đạt hiệu quả điều trị bởi liều uống một lần trong ngày.

          Trong các thử nghiệm lâm sàng khi điều tri hỗ trợ, mức liều 200 mg là có hiệu quả. Vì vậy, liều này có thể được xem như là liều đạt hiệu quả tối thiểu. Liều dùng thông thường hàng ngày là 200-400 mg/ngày, chia làm hai lần.        Một bệnh nhân có thể dùng được liều cao 1600 mg/ngày.

          Các khuyến cáo dùng liều này áp dụng cho tất cả các người lớn, kể cả người cao tuổi khi không có bệnh về thận.

Điều trị hỗ trợ-trẻ em từ 2 tuổi trở lên:

          Liều tổng cộng dùng hàng ngày của topỉamate khi điều trị hỗ trợ được khuyến cáo khoảng 5-9 mg/kg/ngày, chia làm hai lần. Việc chuẩn liều nên được khởi đầu bằng 25 mg (hoặc thấp hơn dựa trên giới hạn liều từ 1 -3 mg/kg/ngày), uống vào ban đêm trong tuần đầu tiên. Để có được đáp ứng lâm sàng tối ưu, liều nên được tăng sau đó 1 hoặc 2 tuần trong giới hạn khoảng 1-3 mg/kg ngày (chia làm hai lần uống).

          Liều dùng hàng ngày lên đến 30 mg/kg/ngày đã được nghiên cứu và nói chung được dung nạp tốt.

Điều trị đơn độc (monotherapy):

          Khi ngừng dùng đồng thời các thuốc chống động kinh (AED) để đạt được sự điều trị đơn độc bằng topiramate, nên được xem xét đến hiệu quả có thể có trên sự kiểm soát cơn động kinh. Trừ khi liên quan về an toàn mà yêu cầu ngừng dùng đồng thới AED, thì khuyển cáo là nên giảm từ từ khoảng 1/3 liều AED mỗi 2 tuần.

          Khi ngừng dùng các thuốc gây cảm ứng enzyme thì nồng độ của topiramate sẽ tăng. Nếu có chỉ định lâm sàng, thì nên giảm liều topỉamate.

Điều trị đơn độc (monotherapy)-người lớn:

          Nên khởi đầu bằng liều 25 mg dùng ban đêm trong một tuần. Nên tăng liều trong thời gian khoảng 1 hoặc 2 tuần sau đó, bằng cách tăng 25 hoặc 50 mg/ngày, chia làm hai lần uống. Nếu như bệnh nhân không thể dung nạp với chế độ chuẩn liều như vậy, thì nên tăng liều với một mức thấp hơn hoặc kéo dài hơn khoảng thời gian giữa các lần tăng liều.

          Giới hạn liều đầu đạt mục tiêu của topiramate ở người lớn trong điều trị đơn độc bằng topiramate được khuyến cáo từ 100-200 mg/ngày và liều tối đa dùng hàng ngày được khuyến cáo là 500 mg. Vài người bệnh động kinh dạng khó chữa có dung nạp topiramate trong điều trị đơn độc (monotherapy) tại liều 1000 mg/ngày. Các khuyến cáo dùng liều này được áp dụng cho tất cả người lớn kể cả người cao tuổi không mắc bệnh về thận.

Điều trị đơn độc (monotherapy)-trẻ em:

          Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên bắt đầu với liều từ 1-3 mg/kg vào buổi tối. Trong một tuần đầu. Liều nên tăng 1 hoặc 2 tuần sau đó, ở giới hạn khoảng 13 mg/kg/ngày và chia làm hai lần uống. Nếu như trẻ không thể dung nạp với chế độ chuẩn liều trên, thì nên tăng liều thấp hơn hoặc kéo dài thời gian giữa các lần tăng liều. Việc dùng thuốc (monotherapy) bằng topiramate được khuyến cáo từ 3-6 mg/kg/ngày. Gần đây, trẻ em được chuẩn đoán bị cơn động kinh khởi phát cục bộ có dùng liều lên đến 500 mg/ngày.

Chú ý và thận trọng lúc dùng:

          Các thuốc chống động kinh, kể cả topiramate, nên ngừng dần dần để giảm tối thiểu tiềm năng tăng tần suất của cơn động kinh. Trong các thử nghiệm lâm sàng ở người lớn, liều dùng được giảm hàng tuần 100mg/ngày. Trong vài bệnh nhân, việc ngừng độc ngột không có xảy ra các biến chứng nào.

          Đường thải trừ chủ yếu của topiramate dạng không đổi và các chất chuyển hóa của nó là qua thận. Sự thải trừ qua thận phụ thuộc chức năng của thận và không phụ thuộc tuổi tác. Những bệnh nhân bị suy thận ở mức độ từ trung bình đến trầm trọng có thể dùng thuốc từ 10 đến 15 ngày để thuốc đạt nồng độ trong huyết tương ở trạng thái bảo hòa trong khi ở người bệnh có chức năng thận bình thường có thể dùng thuốc chỉ từ 4 đến 8 ngày.

          Vì với tất cả bệnh nhân, chế độ chỉnh liều phải theo sự hướng dẫn bởi đáp ứng lâm sàng (tức là mức độ kiểm soát cơn động kinh, trách các tác dụng ngoại ý) nếu người bệnh được biết có suy thận có thể yêu cầu một thời gian dài hơn để thuốc đạt được nồng độ ở trạng thái bảo hòa tại mỗi liều.

Rối loạn khí sắc/trầm cảm:

          Có sự gia tăng rối loạn khí sắc và trầm cảm trong suốt thời gian điều trị với topiramate.

Có ý định tự tử:

          Ở một nghiên cứu mù đôi với các chỉ định đã được điều tra và xét duyệt, cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có ý định tự tử là 0,003 (13 trường hợp trong số 3999 bệnh nhân) so với giả dược là 0 (0 trường hợp nào trong số 1430 bệnh nhân).

Một trường hợp tự tử được báo cáo ở bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực dùng topiramate.

Bệnh sỏi thận:

          Ở vài người bệnh, đặc biệt là những người dễ bị sỏi thận, có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Người bệnh nên uống nhiều nước để giảm nguy cơ này.

          Các yếu tố nguy cơ cho bệnh sỏi thận gồm: hình thành sỏi trước đó, tiền sử gia đình có bệnh sỏi thận và tăng canxi niệu. Các yếu tố nguy cơ này không thể dự đoán một cách đáng tin cậy việc hình thành sỏi trong khi điều trị topiramate. Hơn nữa, các bệnh nhân đang dùng thuốc khác có thể gây sỏi thận thì nguy cơ có thể tăng.

Suy giảm chức năng gan:

          Ở người suy gan, topiramate nên được dùng thận trọng vì sự thanh thải của topiramate có thể bị giảm.

Cận thị cấp và tăng nhãn áp (glaucom) góc đóng thứ phát:

          Một hội chứng bao gồm cận thị cấp có liên quan với tăng nhãn áp (glaucom) góc đóng thứ phát được báo ở vài bệnh nhân uống topiramate. Triệu chứng bao gồm giảm thị lực đột ngột và/hoặc đau mắt. Các triệu chứng về mắt bao gồm: Cận thị, tiền phòng nông, xung huyết mắt (đỏ mắt) và tăng áp lực nội nhãn. Có thể có hoặc không giãn đồng tử. Triệu chứng này có thể liên quan đến tràn máu hệ thống mạch hệ mi gây lệch thủy tinh thể và mống mắt với tăng nhãn áp (glaucom) góc đóng thứ phát. Các triệu chứng điển hình thường xảy ra trong vòng một tháng đầu dùng topiramate. Trái với tăng nhãn áp (glaucom) góc hẹp nguyên phát rất hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi, tăng nhãn áp (glaucom) góc đóng thứ phát liên quan tới topiramate lại gặp ở bệnh nhi cũng như ở người lớn. Điều trị bao gồm ngưng topiramate càng nhanh càng tốt với sự phê chuẩn của bác sĩ điều trị và hạ nhãn áp bằng các biện pháp thích hợp. việc đánh giá thường dự trên kết quả của việc hạ nhãn áp. (Sự tăng nhãn áp với bất kỳ nguyên nhân nào, nếu không được điều trị có thể dẫn đến di chứng nghiêm trọng kể cả mất thị lực vĩnh viễn).

Bổ sung chất dinh dưỡng:

Có thể xem xét việc bổ sung chế độ ăn, nếu bệnh nhân giảm cân trong khi dùng thuốc này.

Lúc có thai và nuôi con bú:

          Như các thuốc chống động kinh khác, topiramate gây quái thai trên chuột nhắt, chuột cống, và trên thỏ. Ở chuột cống, topiramate qua hàng rào nhau thai.

          Chưa có nghiên cứu dùng topiramate ở người mang thai. Tuy nhiên, topiramate chỉ nên dùng cho phụ nữ mang thai nếu như lợi ích trị liệu vượt cao hơn nguy cơ xảy ra độc tính.

          Topiramate bài tiết qua sữa chuột cống đang cho con bú. Sự bài tiết topiramate qua sữa mẹ chưa được đánh giá ở những thử nghiệm có kiểm chứng. Ở một số ít bệnh nhân cho thấy sự tiết topiramate vào sữa. Nhiều thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, nên cần quyết định là ngừng dùng thuốc hay ngừng cho con bú, chú ý tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

          Theo kinh nghiệm sau khi đưa ra thị trường, trường hợp bệnh lỗ tiểu lệch thấp được báo cáo xảy ra ở nhũ nhi nam tiếp xúc với topiramate khi còn nằm trong tử cung, có hay không có dùng các thuốc co giật khác. Tuy nhiên, nguyên nhân liên quan đến topiramate chưa được thiết lập.

Tác động lên khả năng lái xe và vận hành máy:

Topiramate tác động trên hệ thần kinh trung ương, có thể gây buồn ngủ, chóng mặt và các triệu chứng liên quan khác. Các tác dụng ngoại ý từ nhẹ đến trung bình này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh khi lái xe hay vận hành máy móc, đặc biệt cho đến khi kinh nghiệm dùng thuốc trên từng bệnh nhân được thiết lập.

          Nói chung, các bệnh nhân động kinh cần điều trị lâu dài, có thể dùng một thuốc hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc chống động kinh với nhau để tăng hiệu quả điều trị. Bệnh nhân cần phải được khám và làm điện não kiểm tra định kỳ để có thể điều chỉnh thuốc được hợp lý và chính xác./.

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC DEPAKINE (NATRI VALPROATE) CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI

                                                                                                           

                                                                                       BSCKI. Võ Hữu Thắng

                                                                                                                                                                                                                                                   Nguồn Mims.com

Thuốc Depakine với hoạt chất chính là natri valproate, đây là một loại thuốc kháng động kinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, song song với tác dụng điều trị bệnh, loại thuốc này có thể để lại một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Cảnh báo về tác dụng phụ của Depakine với phụ nữ và trẻ em gái

          Mới đây, cơ quan quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MRHA) đã ban hành những cảnh báo mới và hướng dẫn về việc sử dụng Depakine (natri valproate) cho trẻ em gái và phụ nữ bị động kinh.

          Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Depakine là một loại thuốc chống động kinh có nhiều tác dụng phụ có hại cho những trẻ em gái đang trong tuổi ăn, tuổi lớn và những phụ nữ đang và có dự định mang thai trong tương lai, bởi những nguy cơ ảnh hưởng đến tử cung hay dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Việc quy định loại thuốc này cho trẻ em gái và phụ nữ mang thai chỉ được thực hiện khi các loại thuốc khác không có tác dụng hoặc có hiệu quả nhưng tác dụng phụ lại quá nặng nề.

          Nếu phụ nữ mang thai sử dụng thuốc chống động kinh Depakine, trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh như dị tật nhỏ (dị tật ngón tay, ngón chân), dị tật lớn (nứt đốt sống, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh) và rối loạn phát triển trí não. Hầu hết các loại thuốc kháng động kinh khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ này nhưng điều đáng nói ở đây đó là, nguy cơ của depakine cao hơn nhiều so với các loại thuốc khác cùng nhóm.

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image008.jpg

Trẻ em gái và phụ nữ cần hết sức thận trọng khi sử dụng Depakine

 

Một số loại thuốc khác cùng hoạt chất với Depakine như Epilim, Episenta, Epival, Depakine Chrono, Encorate, Sodium Vaproat… hiện cũng đang được sử dụng rộng rãi.

          Cùng chung ý kiến với MRHA, cơ quan Y tế châu Âu cũng đồng ý rằng, việc sử dụng Depakine ở phụ nữ và trẻ em gái cần thận trọng hơn nữa. Phụ nữ cần có được thông tin chính xác về những nguy cơ mà Depakine có thể gây ra cho thai nhi khi họ bắt đầu mang thai hoặc mang thai trong tương lai. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy, có từ 30% đến 40% số trẻ em tiếp xúc với thuốc Depakine từ trong bụng mẹ (mẹ mắc bệnh động kinh) bị chậm nói, chậm biết đi và chậm phát triển trí tuệ. Trẻ sinh ra cũng có nguy cơ tăng gấp ba lần mắc chứng tự kỷ, chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

          Chính vì vậy, không nên kê đơn thuốc Depakine cho các phụ nữ và trẻ em gái mắc bệnh động kinh trừ khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Những người bắt buộc phải sử dụng loại thuốc này cần phải có kế hoạch tránh thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

          Depakine là một trong những loại thuốc điều trị động kinh có hiệu quả khá cao tuy nhiên, vì những tác dụng phụ đặc biệt nguy hiểm mà nó có thể gây ra cho phụ nữ và trẻ em gái nên loại thuốc này không được khuyến cáo cho đối tượng này.

          Tuy nhiên, các cơ quan này cũng khuyến cáo rằng những phụ nữ và trẻ em gái đang được sử dụng loại thuốc này tuyệt đối không được ngừng thuốc đột ngột vì nó sẽ gây tổn hại cho sức khỏe. Những người này phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm liều dần và sử dụng các phương pháp khác thay thế có hiệu quả hơn.

CẢNH BÁO AN TOÀN THUỐC

Cảnh báo độ an toàn của chế phẩm giảm cân Slimming Capsule – Reduce Fat

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

 https://www.tga.gov.au/alert/slimming-capsule-reduce-fat

Dịch:  Nguyễn Thị Tuyến

Ngày 13/6/2017, Cơ quan quản lý Dược phẩm Úc (TGA) cảnh báo chế phẩm Slimming Capsule – Reduce Fat có thể gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng và không nên dùng chế phẩm này.

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image009.jpg

 

 

TGA đã kiểm nghiệm chế phẩm được có nhãn Slimming Capsule – Reduce Fat  và nhận thấy:

- Viên nang này có chứa hoạt chất không được ghi trên nhãn là sibutramin và phenolphthalein.

- Người sử dụng được khuyến cáo rằng sibutramin là thuốc kê đơn. Hoạt chất này đã phải rút khỏi thị trường vào tháng 10/2010 sau một nghiên cứu chỉ ra chất này làm tăng phần lớn các biến cố trên tim mạch.

- Phenolphthalein là hoạt chất chỉ được sử dụng khi được kê đơn, hoạt chất này trước đây được lưu hành trên thị trường như thuốc nhuận tràng đường uống. Tuy nhiên, thuốc này đã phải rút khỏi thị trường vào những năm cuối của thập niên 1990 do lo ngại khả năng gây ung thư khi sử dụng trong thời gian dài.

Thông tin cho người sử dụng:

- Dừng sử dụng Slimming Capsule – Reduce Fat và gửi phần còn lại cho cơ sở y tế tại địa phương để xử lý

- Xin tư vấn từ cán bộ y tế nếu có băn khoăn về việc đã sử dụng chế phẩm này.

          TGA khuyến cáo người sử dụng cần đặc biệt thận trọng khi mua các thuốc trên các trang web nước ngoài không được xác định, TGA đã đưa ra một “video ngắn” cảnh báo về các nguy cơ liên quan việc mua thuốc và các thiết bị y tế trực tuyến:

- Có thể chứa các hoạt chất không được công bố trên nhãn và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe

- Có thể không đạt tiêu chuẩn chất lượng, độ an toàn và hiệu quả như các sản phẩm đã được phê duyệt bởi TGA.

 

Health Canada: Nhiều loại sản phẩm chưa đăng ký chứa L-tryptophan và lithium orotate được bán trên amazon.ca có thể gây ra các nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng.

 

DS. Phan Tấn Thanh

Nguồn: Canhgiacduoc.org.vn

 http://www.healthycanadians.gc.ca/recall-alert-rappel-avis/hc-sc/2017/63436a-eng.php

Dịch: DS. Nguyễn Thị Tuyến

          Ngày 30/5/2017, Health Canada khuyến cáo: Các sản phẩm chưa đăng ký có chứa L-tryptophan hoặc lithium orotate được bán trên amazon.ca có thể gây ra các nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng. L-tryptophan (với liều cao hơn 220 mg/ngày) và lithium orotate là các thuốc kê đơn tại Canada và nên được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

http://sv1.upsieutoc.com/2017/08/16/image010.jpg

Tất cả các thuốc được bán tại Canada, bao gồm cả các thuốc bán trên  phải được phê duyệt bởi Health Canada. Dùng các thuốc chưa được phê duyệt bởi cơ quan quản lý có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng do các thuốc này chưa được đánh giá về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.

          L-tryptophan là thuốc kê đơn ở liều cao hơn 220 mg/ngày. Ở liều này, thuốc này nên được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế do nguy cơ cao hơn xảy ra tác dụng có hại nghiêm trọng và các tương tác thuốc có hại. L-tryptophan được kê đơn tại Canada kết hợp với thuốc chống trầm cảm để điều trị cho bệnh nhân mắc các rối loạn trầm cảm. Các tác dụng phụ của L-tryptophan gồm khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, và các vấn đề tình dục. Trong một số ca hiếm gặp, hội chứng serotonin được báo cáo khi sử dụng L-tryptophan cùng các thuốc khác có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Hội chứng serotonin là phản ứng có hại đe dọa tính mạng tiềm tàng cùng với các triệu chứng bao gồm tăng nhiệt độ, kích động, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh và tăng huyết áp, co cứng cơ và co giật.

          Lithium là thuốc kê đơn được phê duyệt để điều trị giai đoạn hưng cảm của bệnh rối loạn lưỡng cực. Các tác dụng phụ phổ biến của lithium gồm khát nước nhiều, tiểu nhiều, run tay và buồn ngủ. Tác dụng nghiêm trọng đã được báo cáo gồm mất nước nghiêm trọng hay tình trạng nhiễm độc (đặc biệt khi sử dụng cùng các thuốc khác). Triệu chứng nhiễm độc có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, co giật cơ, lơ mơ. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng lithium sau khi được chẩn đoán và kê đơn bởi cán bộ y tế. Nếu không, bệnh nhân có nguy cơ không được điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và xảy ra tương tác thuốc cũng như tác dụng có hại của thuốc.

 

 
Video