LIÊN KẾT CƠ QUAN - BAN NGÀNH

Chung nhan Tin Nhiem Mang

  07/04/2020 20:15        

BẢN TIN THUỐC SỐ 3 - 2016

THÔNG TIN THUỐC

 

 

Số 3-2016

 

 

Description: C:\Users\MyPC\Downloads\IMG20160427153751.jpg

 

 

Bệnh Viện Chuyên khoa Tâm Thần Khánh Hòa

(Lưu hành nội bộ)

 

 

Description: http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/07/09/20130207095559_2.jpg

Bản tin số 3

THÔNG TIN THUỐC

Trong số này
 

1. Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc mirtazapine………….………………….………….……3


                                                                                                BSCKI. Võ Hữu Thắng

(Nguồn: VIDAL 2012/2013)

2. Thuốc mới brexpiprazole (Rexulti) được FDA chấp thuận thuốc trong điều trị tâm thần phân liệt và trầm cảm nặng……………………………………………….6

                             BSCKI. Lê Văn Hào     

                                                        (Sưu tầm từ nguồn: BS. Phạm Văn Trụ)

Theo FDA approves new drug to treat schizophrenia and as an add on to an antidepressant to treat major depressive disorder. FDA News Release. July 13, 2015.  

3. Chú ý những tương tác bất lợi khi phối hợp valproate de sodium (Depakine) với các thuốc khác và cách xử lý……………………………………………………….8

           DS. Phan Tấn Thanh

   (Nguồn: Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, NXB y học Hà Nội- 2014/ BYT)

4Cảnh báo an toàn thuốc:

Flunarizine: Cập nhật thông tin dược lý…..………………………………………11

   BSCKI. Nguyễn Đình Tân(Sưu tầm từ nguồn: cảnh giác dược)

 

Ban biên tập:

ThS.BS .Đặng Duy Thanh                               Trưởng Ban

ThS.BS. Đinh Thị Hoan                                   Phó ban

BSCKI. Nguyễn Ánh Chương                         Phó ban

DS.Phan Tấn Thanh                                       Thư Ký

BSCKI. Lê Văn Hào                                       Thành Viên

BSCKI.Thái Bằng Phi                                   Thành Viên

BSCKI. Nguyễn Đình Tân                             Thành Viên

BSCKI. Nguyễn Hữu Thắng                         Thành Viên

 

 

 

 

 

 

 

BÀI 1: CHÚ Ý VÀ THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC MIRTAZAPINE

 

BSCKI. Võ Hữu Thắng

Nguồn: VIDAL 2012/2013

 

          - Bệnh trầm cảm trở nên xấu hơn và bộc lộ ý nghĩ và hành vi tự tử hoặc có những thay đổi bất thường trong hành vi xảy ra ở cả bệnh nhân người lớn và trẻ em bị rối loạn trầm cảm lớn hoặc bị các rối loạn tâm thần khác dù họ có đang dùng thuốc chống trầm cảm hay không. Nguy cơ này có thể vẫn còn tồn tại cho đến khi có sự thuyên giảm quan trọng về lâm sàng.

          - Tự tử là nguy cơ đã được biết của bệnh trầm cảm và của một số rối loạn tâm thần khác, chính các rối loạn này là những dự đoán rõ ràng nhất của hành động tự tử. Tuy nhiên, có một mối liên quan tồn tại từ lâu rằng các thuốc chống trầm cảm có thể đóng vai trò trong việc làm xấu hơn bệnh trầm cảm và biểu hiện ý nghĩ tự tử ở một số bệnh nhân trong giai đoạn đầu điều trị.

          - Không nên dùng mirtazapine để điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng, các hành vi liên quan đến tự tử (tự tử hoặc ý nghĩ tự tử) và thái độ chống đối (phần lớn là hành vi hung hăng, chống đối và tức giận) thường gặp hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm so với những trẻ được điều trị bằng giả dược.

          - Tuy nhiên, dựa trên nhu cầu lâm sàng, nếu quyết định điều trị, nên theo dõi cẩn thận về sự xuất hiện của các triệu chứng tự tử ở bệnh nhân. Ngoài ra, còn thiếu thông tin về tính an toàn lâu dài ở trẻ em và thanh thiếu niên liên quan đến sự tăng trưởng, trưởng thành, hiểu biết và sự phát triển hành vi.

          - Khi ngưng điều trị mirtazapine, thường thấy các triệu chứng ngưng thuốc. Các triệu chứng này thường phổ biến, đặc biệt nếu ngưng thuốc đột ngột. Nguy cơ bị các triệu chứng ngưng thuốc có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm thời gian điều trị, liều điều trị và tốc độ giảm liều. Hoa mắt, bối rối, lo âu, đau đầu, buồn nôn và nôn là các phản ứng thường gặp nhất. Thông thường, các triệu chứng này thường nhẹ đến vừa, tuy nhiên ở một số bệnh nhân có thể bị nặng.

          - Các triệu chứng ngưng thuốc thường xảy ra trong vòng vài ngày đầu ngưng điều trị, nhưng rất hiếm gặp các triệu chứng này ở bệnh nhân lỡ quên uống 1 liều. Các triệu chứng này thường tự giới hạn và hồi phục trong vòng 2 tuần, mặc dù ở một số cá nhân có thể kéo dài hơn (2-3 tháng hoặc hơn). Do đó, nên giảm liều mirtazapine từ từ trước khi ngưng điều trị vài tuần, tùy theo nhu cầu của bệnh nhân.

          - Ức chế tủy xương, thường được biểu hiện bằng giảm hoặc mất bạch cầu hạt, đã được báo cáo trong khi điều trị với đa số thuốc chống trầm cảm. Tai biến này phần lớn xảy ra sau 4-6 tuần điều trị và thường hồi phục khi ngưng điều trị. Mất bạch cầu hạt có thể phục hồi cũng được báo cáo như là một tình huống hiếm gặp trong các nghiên cứu lâm sàng với mirtazapine Phải báo cáo với bác sĩ về những triệu chứng như sốt, đau họng, viêm miệng hoặc những nhiễm trùng khác; khi xảy ra những triệu chứng như vậy nên ngưng điều trị và nên xét nghiệm máu. Cần dùng thuốc cẩn thận cũng như cần đều đặn theo dõi sát đối với những bệnh nhân có:

          + Động kinh và hội chứng não thực thể: Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy những tổn thương này hiếm khi xảy ra trên bệnh nhân được điều trị với mirtazapine. Suy gan hoặc suy thận, bệnh tim như rối loạn dẫn truyền, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gần đây, vốn là những trường hợp thường phải thận trọng và cẩn thận khi dùng chung với những thuốc khác.

- Huyết áp thấp, đái tháo đường. Cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, cần thận trọng đối với những bệnh nhân:

          + Rối loạn tiểu tiện như phì đại tuyến tiền liệt (tuy vấn đề này ít gặp vì mirtazapine chỉ có hoạt tính kháng cholinergic rất yếu).

          - Glôcôm góc hẹp cấp và tăng nhãn áp (vấn đề này cũng ít có cơ hội xảy ra với mirtazapine, vì hoạt tính kháng cholinergic của thuốc rất yếu). Nên ngưng điều trị nếu xảy ra vàng da. Ngoài ra, như đối với các thuốc chống trầm cảm khác, cũng cần lưu ý đến:

           + Triệu chứng tâm thần có thể diễn biến xấu hơn khi dùng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn tâm thần khác: ý nghĩ hoang tưởng (paranoid) có thể trầm trọng hơn.

           - Khi bắt đầu điều trị trong giai đoạn trầm cảm của bệnh loạn thần kinh hưng - trầm cảm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn hưng cảm.

           - Về nguy cơ tự tử, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, chỉ nên cho bệnh nhân dùng một số ít thuốc viên mirtazapine. Tuy thuốc chống trầm cảm không gây nghiện, ngưng thuốc đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc có thể gây buồn nôn, nhức đầu và khó ở.

            - Bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn, đặc biệt với các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Trong nghiên cứu lâm sàng với mirtazapine, trên bệnh cao tuổi không thấy tác dụng phụ được báo cáo nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác; tuy vậy cho đến nay vẫn còn ít kinh nghiệm về vấn đề này.

            - Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Mirtazapine  có thể làm giảm khả năng tập trung và sự tỉnh táo. Bệnh nhân điều trị với những thuốc chống trầm cảm nên tránh làm những công việc có khả năng gây nguy hiểm cần sự tỉnh táo và tập trung tốt, như lái xe hoặc vận hành máy móc.

 

BÀI 2: THUỐC MỚI BREXPIPRAZOLE  (REXULTI) ĐƯỢC FDA CHẤP THUẬN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ TRẦM CẢM NẶNG

 

       BSCKI. Lê Văn Hào        

                                                Sưu tầm từ nguồn: BS. Phạm Văn Trụ

Theo FDA approves new drug to treat schizophrenia and as an add on to an

 antidepressant to treat major depressive disorder. FDA News Release. July 13, 2015.  

          Người bệnh tâm thần cần tránh những căng thẳng kích động...

Người bệnh tâm thần cần tránh những căn thẳng kích động

         

          - Ngày 10/7/2015 Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ chấp thuận Rexulti (brexpiprazole) viên uống trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) và kết hợp thêm trong điều trị trầm cảm điển hình ở người lớn (major depressive disorder-MDD). 

          - TTPL là một bệnh nặng, mạn tính gây rối loạn hoạt động chức năng của não bộ. Các triệu chứng thường xảy ra ở trước 30 tuổi như nghe tiếng nói bên tai (kể cả trong tai), tin rằng ngoài đọc ý nghĩ trong đầu hoặc kiểm soát các ý tưởng (tư duy) của mình và nghi ngờ hoặc dửng dưng lãnh đạm với mọi người. 

          - Trầm cảm điển hình cũng là một bệnh nặng gây rối loạn hoạt động của não bộ đặc trưng bởi thay đổi khí sắc và các triệu chứng khác tác động đến khả năng làm việc, giấc ngủ, ăn uống và các hoạt động mang lại niềm vui trước kia. Các giai đoạn trầm cảm thường tái diễn, mặc dù một số trường hợp chỉ xảy ra một lần.

          - Các triệu chứng khác gồm mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày, thay đổi cân nặng, thèm ăn, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, đứng ngồi không yên, mệt mỏi ngày càng tăng, cảm giác có lỗi hoặc trở nên vô dụng, có ý tưởng muốn chết.

          - Tuy nhiên các triệu chứng trầm cảm điển hình không giống nhau ở từng người. TTPL và  trầm cảm điển hình có thể làm phá vỡ hoạt động hàng ngày. Hiệu quả của các loại thuốc điều trị khác nhau ở từng người, do đó vấn đề quan trọng là cần có nhiều lựa chọn thuốc thích hợp cho người bệnh. Thuốc mới Rexulti đã được nghiên cứu đánh giá trong thực nghiệm lâm sàng 1.310 bệnh nhân TTPL trong thời gian 6 tuần lễ với kết quả giảm sự xuất hiện các triệu chứng bệnh TTPL so với giả dược. 

          - Trong trầm cảm điển hình dùng kết hợp thêm trong 2 nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng với 1.046 bệnh nhân. Kết quả nhóm bệnh nhân không dùng kèm thêm Rexulti không hiệu quả tương xứng với các triệu chứng trầm cảm. Nhóm bệnh nhân dùng kết hợp thêm Rexulti ít biểu hiện triệu chứng trầm cảm hơn nhóm giả dược.

          - Rexulti và các thuốc điều trị bệnh TTPL đều được cảnh báo tăng nguy cơ tử vong khi sử dụng (chỉ định không chính thức) cho người già sa sút tâm thần có triệu chứng loạn thần và rối loạn hành vi.

          - Không loại thuốc điều trị bệnh TTPL nào được chấp thuận sử dụng cho bệnh nhân sa sút tâm thần có triệu chứng loạn thần. Đồng thời là cảnh báo tăng nguy cơ ý tưởng tự sát và rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh niên cũng như người mới trưởng thành trong điều trị trầm cảm. Bệnh nhân trầm cảm cần được theo dõi sát khi ý tưởng tự sát lộ ra kèm hành vi tác phong.

 

 

BÀI 3: CHÚ Ý NHỮNG TƯƠNG TÁC BẤT LỢI KHI PHỐI HỢP VALPROATE DE SODIUM (DEPAKINE) VỚI CÁC THUỐC KHÁC VÀ CÁCH XỬ LÝ

 DS. Phan Tấn Thanh

(Nguồn: Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định. NXB Y học Hà Nội-2014)

 

1. Cân nhắc nguy cơ/lợi ích:

Carbamazepine

- Phân tích: Giảm nửa đời valproate do tác dụng cảm ứng enzym của carbamazepine và tăng chất chuyển hóa có hoạt tính của carbamazepine (10,  11- epoxid) do tác dụng ức chế enzym của natri valproate (ở đây có hai tương tác dược động về chuyển hóa).

- Xử lý: Việc theo dõi nồng độ của hai thuốc trong huyết tương gây khó cho kê đơn vì mục tiêu chính là đạt cân bằng. Lập một kế hoạch dùng thuốc đều đặn, và hiệu chỉnh liều lượng lúc bắt đầu, trong khi điều trị và sau khi ngừng điều trị một trong hai thuốc. Cần theo dõi khi phối hợp carbamazepine với valproate (Depakine).

Lamotrigine

- Phân tích: Khi phối hợp lamotrigine với acid valproic, thì nồng độ acid valproic trong huyết thanh sẽ giảm, còn nồng độ lamotrigine và độc tính của nó lại tăng, có thể do chuyển hóa của lamotrigine bị ức chế.

- Xử lý: Bệnh nhân dùng kết hợp hai thuốc động kinh nói chung, hay cụ thể lamotrigine với acid valproic phải được theo dõi cẩn thận khi đang dùng một thuốc và dùng thêm, hoặc ngừng dùng, hoặc thay đổi liều dùng thuốc thứ hai. Hiệu chỉnh liều lượng khi cần.

2. Tương tác cần thận trọng:

Fluoxetine, fluvoxamine, paroxetine.

- Phân tích: Phối hợp các thuốc có tiềm năng độc với gan (cộng các tác dụng phụ).

- Xử lý: Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan (ASAT, ALAT), phosphatase kiềm, biliburin) hoặc hoãn dùng một trong hai thuốc. Xác định chắc chắn người bệnh không thường xuyên uống rượu và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu: buồn nôn sốt, vàng da. Nếu thấy đồng thời phát ban ngoài da, ngứa và hạch to, thì nghĩ đến nguyên nhân do thuốc. Căn cứ kết quả thử sinh học, cần phân biệt viêm gan tiêu tế bào không hồi phục với viêm gan ứ mật hồi phục được sau khi ngừng thuốc.

Barbituric

- Phân tích: Natri valproate và dẫn chất làm tăng nồng độ barbituric trong huyết tương. Có thể do ức chế enzym và do làm giảm dị hóa barbituric. Tương tác dược động học về chuyển hóa thuốc, về lâm sàng, tăng nồng độ barbituric trong huyết tương thể hiện ở tăng các tác dụng phụ (tác dụng an thần).

- Xử lý: Cần phải theo dõi lâm sàng trong 15 ngày điều trị đầu tiên cùng với định lượng nồng độ barbituric trong huyết tương khi cần, và hiệu chỉnh liều lượng thích hợp khi thấy dấu hiệu an thần đầu tiên. Khuyên người bệnh không uống rượu và không dùng các chế phẩm có rượu. Khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ, nếu thấy mệt mỏi, ngủ gà, an thần để định lượng thuốc trong huyết tương và hiệu chỉnh liều lượng barbituric cho thích hợp.

Phenothiazine và thuốc an thần kinh các loại

- Phân tích: Ngoài tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương thêm vào, natri valproate và các dẫn chất còn làm tăng nồng độ các thuốc kể trên trong huyết tương, có thể do ức chế enzym và giảm dị hóa chúng.

- Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, phải hiệu chỉnh liều lượng các chất kể trên theo hướng giảm liều lượng. Cần chú ý tới giảm tỉnh táo ở người lái xe và người đứng máy. Khuyên người bệnh không uống rượu, và không được tự dùng thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.

Phenytoine

- Phân tích: Tương tác dược động học. Có thể xảy ra nhiều hiện tượng: nguy cơ quá liều phenytoine (rối loạn tiêu hóa, rung giật nhãn cầu, mất điều hòa, loạn vận ngôn, hôn mê, hạ huyết áp…), do natri valproate đẩy phenytoine khỏi liên kết với protein huyết tương (tương tác dược động học về chuyển hóa thuốc); giảm thanh lọc phenytoine bởi natri valproate, do giảm chuyển hóa phenytoine. Đây là phối hợp hai chất khoáng folate.

- Xử lý: Theo dõi lâm sàng và huyết học (có thể có thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ) và hiệu chỉnh liều lượng phenytoine theo nồng độ trong huyết tương, đặc biệt chú ý ở trẻ em động kinh.

Rượu

- Phân tích: Tăng ức chế hệ thần kinh trung ương, kéo theo tăng tác dụng an thần. tương tác dược lực.

          - Xử lý: Tính tới nguy cơ này để hiệu chỉnh liều lượng hai thuốc. Cần nghỉ tới giảm tỉnh táo ở người lái xe và vận hành máy. Khuyên không uống rượu và không dùng các chế phẩm có rượu.

Thuốc chống động kinh không phải barbituric

          - Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm giảm các tác dụng phụ an thần. Ngoài ra, đã nhận thấy có những biến động về nồng độ thuốc trong huyết tương, có thể tăng hoặc giảm.

          - Xử lý: Tính tới nguy cơ này để hiệu chỉnh liều lượng hai thuốc, nếu cần phải phối hợp. Cần nghỉ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người vận hành máy. Khuyên người bệnh không uống rượu và không dùng các chế phẩm có rượu. Nếu cần, theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh trong huyết thanh.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự

          - Phân tích: Thuốc chống trầm cảm ba vòng hạ thấp ngưỡng gây động kinh, do đó có nguy cơ gây các cơ co giật ở những người bệnh dùng thuốc chống động kinh này (nati valproate).

          - Xử lý: Lưu ý nguy cơ này, và khi cần hiệu chỉnh liều lượng.

 

 

CẢNH BÁO AN TOÀN THUỐC

Flunarizine: Cập nhật thông tin dược lý

 

BSCKI. Nguyễn Đình Tân

(Sưu tầm từ nguồn: Cảnh giác dược)

 

          - Ngày 21/4/2016, Cục Quản lý Dược Việt Nam đã có Công văn số 6257/QLD-ĐK yêu cầu cập nhật thông tin dược lý đối với thuốc chứa hoạt chất flunarizine. Theo đó, flunarizine được chỉ định để điều trị dự phòng cơn đau nửa đầu trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc kém dung nạp.

          - Chống chỉ định sử dụng thuốc trong trường hợp mẫn cảm với flunarizine hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc; có triệu chứng của bệnh Parkinson từ trước khi điều trị; tiền sử có các triệu chứng ngoại tháp; bệnh trầm cảm hoặc tiền sử có hội chứng trầm cảm tái phát.

- Không sử dụng thuốc quá liều khuyến cáo. Cần theo dõi người bệnh thường xuyên, định kỳ, đặc biệt trong thời gian điều trị duy trì để phát hiện sớm các biểu hiện ngoại tháp, trầm cảm và ngừng điều trị kịp thời.

- Một số trường hợp mệt mỏi với mức độ nặng tăng dần đã được ghi nhận khi sử dụng flunarizine. Nếu tình trạng này xảy ra, cần ngừng điều trị với flunarizine. Bên cạnh đó, liều lượng và cách dùng thuốc chứa hoạt chất flunarizine được cập nhật như sau:

- Người lớn (≤65 tuổi) và người cao tuổi (>65 tuổi):

                   + 5 mg/ngày, uống vào buổi tối, duy trì trong 4 đến 8 tuần.

                   + Trong thời gian điều trị, nếu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hay các biến cố bất lợi nghiêm trọng khác, cần ngừng dùng thuốc.                             + Nếu sau 8 tuần điều trị không có sự cải thiện, bệnh nhân được xem như không đáp ứng với điều trị và nên ngừng dùng thuốc.

                   + Thời gian điều trị không quá 6 tháng.

                    + Khuyến cáo chỉ dành cho bệnh nhân ≤65 tuổi: nếu biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân cho thấy đáp ứng điều trị không đầy đủ, có thể tăng liều lên đến 10 mg/ngày nhưng cần cân nhắc trong khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân.

          - Trẻ em:

                   + Trẻ em ≥12 tuổi, đặc biệt trong trường hợp đau nửa đầu chưa được chẩn đoán xác định: 5 mg/ngày, uống vào buổi tối. Thời gian điều trị không quá 6 tháng.

                   + Trẻ em <12 tuổi: chưa có bằng chứng đầy đủ về hiệu quả và độ an toàn của flunarizine trên đối tượng này. Không khuyến cáo sử dụng flunarizin cho trẻ em dưới 12 tuổi.

 
Video