LIÊN KẾT CƠ QUAN - BAN NGÀNH

Chung nhan Tin Nhiem Mang

  07/04/2020 18:26        

RỐI LOẠN LO ÂU Ở TRẺ EM

Rối loạn lo âulà một trong những rối loạn phổ biến nhất ở người trẻ, ảnh hưởng 10 đến 20 phần trăm trẻ em và thanh thiếu niên.Sợ hãi là một phản ứng mong đợi đối với sự đe dọa cảm nhận hoặc thực tế, tuy nhiên, lo âu là trạng thái đề phòngvới mối nguy hiểm trong tương lai. Rối loạn lo âu thường thấy ở người trẻ bao gồm rối loạn lo âu chia tách, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, và câm chọn lọc.Lo âu được phân loại thành các rối loạn dựa trên cách thức trải nghiệm, những tình huống kích hoạt nó và diễn biến theo sau.

Một đứa trẻ bị rối loạn lo âu chia tách, rối loạn lo âu lan tỏa, hoặc rối loạn lo âu xã hội có 60% khả năng có ít nhất một trong hai rối loạn còn lại. Trẻ em với một trong những rối loạn lo âu trên, 30% có cả ba rối loạn. Các rối loạn này được phân biệt với nhau bằng các loại tình huống tạo ra sự lo âu quá mức và những hành vi tránh né.

Rối loạn lo âu chia tách: Thường sau 2 tuổi rưỡi (là tuổi mà trẻ cảm thấy dễ chịu khi xa mẹ ở trường). Trẻ có ít nhất 3 triệu chứng liên quan đến lo âu quá mức sự chia tách đối với người chăm sóc chính trong ít nhất 4 tuần. Sự lo âu dưới hình thức không chịu đi học, sợ và đau khổ khi chia tách, lặp lại sự phàn nàn triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau bụng và ác mộng liên quan đến việc chia tách.

Rối loạn lo âu lan tỏa: Trẻ lo lắng quá mức về đủ thứ như việc học, các vấn đề gia đình, các mối quan hệ với bạn cùng lứa, và hiệu suất trong thể thao.Trẻ có khuynh hướng khắt khe với bản thân và phấn đấu cho sự hoàn hảo, thường xuyên tìm kiếm sự cho phép hoặc trấn an từ người khác.

Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội):Sợ hãi mãnh liệt các tình huống và  hoạt động xã hội như được gọi ra trong lớp học, khởi đầu cuộc trò chuyện với bạn cùng lứa, trình bày trước đám đông… Sợ hãi cực độ bị xem xét và đánh giá bởi những người khác trong các tình huống xã hội đi cùng với cảm giác bất lực, xấu hổ gây khó khăn trongviệc học tập, lao động, giao tiếp xã hội. Trẻ khó có những mối quan hệ thân tình khi lớn lên.

Nguyên nhân:

Tâm sinh học xã hội:Sự bảo vệ quá mức của cha mẹ, gia đình.Sự trầm cảm lo âu ở mẹ có thể tăng nguy cơ rối loạn lo âu ở trẻ.

Yếu tố học tập xã hội: Nỗi sợ, trong sự đáp ứng với đủ loại tình huống không quen thuộc và không mong muốn, có thể là sự giao tiếp không chủ tâm từ cha mẹ đến đứa trẻ qua vai trò mẫu trực tiếp, nếu một cha mẹ sợ hãi, đứa trẻ sẽ có thể có một sự đáp ứng ám ảnh đối với tình huống mới, đặc biệt đối với môi trường trường học.

Yếu tố stress:Là yếu tố thuận lợi thường đi kèm lo âu, như cái chết của người thân, bệnh của trẻ, thay đổi môi trường, chuyển trường….

Sinh lý học thần kinh: tăng hoạt hệ giao cảm ở trẻ có rối loạn lo âu.

Yếu tố về gien: 1/3 củarối loạn lo âu, với hai đặc tính ức chế hành vi thu rút và sự dễ kích thích: mức độ cao của sự tỉnh thức, phản ứng cảm xúc, cảm xúc tiêu cực.

Biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em:

Những dấu hiệu dễ nhận biết:Lo âu có thể biểu hiện với những khó chịu về cơ thể như đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tim đập nhanh, vã mồ hôi, căng cơ, khó thở…

Những biểu hiện khác ở trẻ(dễ gây nhầm lẫn):

- Dễ cáu kỉnh

- Ngồi không yên và không tập trung chú ý (có thể là do lo âu hoặc ADHD-Attention Deficit Hyperactivity Disorder)

- Khó trả lời câu hỏi trong lớp học

- Hỏi rất nhiều câu hỏi, có câu lặp đi lặp lại

- Trốn học: Việc không chịu đi học cũng là khá phổ biến

- Hành vi gây rối, hung hăng

Điều trị:Rối loạn lo âu có thể điều trị tốt trước khi bệnh tiến triển đến mãn tính, hai phương pháp điều trị có thể giúp hầu hết trẻ em là liệu pháp nhận thức hành vi và thuốc. Có thể chọn một hoặc phối hợp cả hai tùy thuộc vào mức độ nặng của rối loạn và đáp ứng điều trị.

Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy- CBT) được dựa trên ý tưởng rằng cách chúng ta suy nghĩ và hành động ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Bằng cách thay đổi suy nghĩ lệch lạc và hành vi bất thường, chúng ta có thể thay đổi cảm xúc (sự lo âu)

Một trong những kỹ thuật quan trọng nhất trong CBT cho trẻ lo âu gọi là tiếp xúc và ngăn chặn phản ứng (liệu pháp tiếp xúc dần dần)

Thuốc:Thuốc có thể được sử dụng kết hợp với liệu pháp tâm lý.

Thuốc có thể dùng ngắn hạn hoặc điều trị lâu dài.

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin(SSRI­­s) hiện đang là thuốc được lựa chọn.

Diễn tiến: Điều trị sớm, tích cực bệnh nhân phục hồi chức năng bình thường, hoặc với thiếu sót nhẹ. Nếu không điều trị, trẻ có thể có những rối loạn khác trầm trọng hơn như: trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn cư xử, rối loạn chống đối xã hội hoặc lạm dụng chất.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Sadock B.J., Sadock V.A., and Ruiz P. (2015). "Anxiety Disorders of Infancy, Childhood, and Adolescence", Synopsis of Psychiatry, 11­­th, Lippincott Williams Wilkins, 2632 - 2646
  2. Anxiety and depression Association of America (2015). "Childhood Anxiety Disorders", https://adaa.org/living-with-anxiety/children/childhood-anxiety-disorders,
  3. Miller C. "How Anxiety Leads to Disruptive Behavior", Child mind Institute, https://childmind.org/article/how-anxiety-leads-to-disruptive-behavior,
  4. Child mind Institute "Anxiety in the Classroom", https://childmind.org/article/classroom-anxiety-in-children,
  5. Child mind Institute "Behavioral Treatment for Kids With Anxiety", https://childmind.org/article/behavioral-treatment-kids-anxiety,

 

Bs.CKI Thái Bằng Phi

 
Video