LIÊN KẾT CƠ QUAN - BAN NGÀNH

QR-code-BNV

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

  07/04/2020 20:03        

Tự sát của giới trẻ ở Pháp

Ở vị thành niên, những toan tự sát xuất hiện rất nhiều. Hành động tự sát thường đi kèm với những ý nghĩ tự sát không phải là hiếm gặp trong thời kỳ này. Tỉ lệ tự sát trong tử vong của vị thành niên là dưới 1% trước 15 tuổi và cao nhất trong khoảng từ 25-34 tuổi. Đối với nhóm tuổi 25-34, tỉ lệ tử vong do tự sát là cao nhất, so với các nguyên nhân gây tử vong khác. Phân tích các phản ứng đối với những căng thẳng khác nhau trong cuộc sống cho thấy có sự chênh lệch rõ đối với từng loại: trầm cảm và những toan tự sát thường liên quan nhiều tới phụ nữ; tự sát hoàn thành và tiêu thụ các sản phẩm gây kích động tâm thần chủ yếu gặp ở nam giới. Sự khác nhau này được nhận thấy ở hầu hết các nước Châu Âu.

“Tự giết mình" vẫn được xem như một hành vi phạm tội tuyệt đối luôn luôn bị lên án bởi các tôn giáo và triết học đạo đức. Tự sát dường như là một ưu tiên chủ yếu mang tính cá nhân, liên quan đến các yếu tố tâm lý cụ thể của cá nhân hơn là ảnh hưởng của thế giới xã hội xung quanh. Kể từ khi Durkheim công bố về đề tài này, nghiên cứu về tự sát cũng nằm trong lĩnh vực xã hội học. Tự sát gây thắc mắc toàn bộ xã hội ngay khi nó xảy ra ở một người trẻ mà người này được cho là có một “tương lai phía trước”. Thật vậy, hành động này là biểu hiện cho sự bất ổn về mặt xã hội mà cá nhân trải qua, điều này được đề cập trong nghiên cứu các nhân tố nhân quả đối với cá nhân được mô tả trong tài liệu. Tình trạng bất ổn về mặt xã hội có thể được thể hiện thông qua một môi trường không thuận lợi như điều kiện kinh tế khắc nghiệt (đói nghèo, mất việc làm, mất nhà cửa, giảm thu nhập, các điều kiện công việc ...), sự khủng bố (về chính trị, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa phân biệt giới tính, đạo đồng tính ...) vv (Beck và cộng sự, 2010).

Các số liệu về tự sát của giới trẻ ở Pháp

Hàng năm, có hơn 10.400 người tự sát ở Pháp (thuộc mọi lứa tuổi), gần 600 người trong số họ dưới 25 tuổi (và khoảng 1000 người trong khoảng từ 25-34 tuổi).

https://drive.google.com/uc?id=1nCx-MtkHchGmOfdtjaxCzQWnk7vEJUP3

Ngay cả khi tính đến những hạn chế trong ước tính con số tử vong do tự sát thì có một điều quan trọng cần phải nhấn mạnh, nó trái ngược với lối suy nghĩ khá phổ biến của nhiều người, đó là: ở giới trẻ, tỉ lệ tử vong do tự sát không phải là cao nhất. Thực tế, tỉ lệ này tăng dần theo tuổi và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trưởng thành từ 35-54 và những người cao tuổi. Những người từ 45-54 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tự sát, chiếm hơn 22% số vụ tự tử, tiếp theo là những người từ 35-44 tuổi (gần 17% số vụ tự tử) và 55-64 tuổi (gần 17% số vụ tự tử) ) (nguồn: INSERM, CépiDc, 2010). Bởi vì tử vong do bệnh tật hiếm khi xảy ra trước tuổi 25, tự sát ở độ tuổi này là nguyên nhân thứ hai gây ra tử vong sau tai nạn giao thông, chiếm 16,3% số ca tử vong.

Những toan tự sát và tự sát của giới trẻ ở Pháp

Ở Pháp, các toan tự sát không được ghi nhận có hệ thống, tuy nhiên những dữ liệu được cung cấp bởi điều tra sức khỏe quốc gia Pháp 2010 cho phép làm rõ tình hình của giới trẻ. Theo đó, người ta nhận thấy rằng tỉ lệ các toan tự sát trong 12 tháng qua thay đổi tùy theo giới tính (phụ nữ bị liên quan hơn nam giới) và theo tuổi tác. Tỉ lệ này cao hơn từ 20-25 tuổi ở nam giới (0,6%) và từ 15-19 tuổi đối với phụ nữ (2%), tỉ lệ các toan tự sát có xu hướng giảm theo độ tuổi (Beck và cộng sự 2011). Và nếu như cứ gần một trong hai người trẻ có toan tự sát được đưa đến đến bệnh viện sau lần toan tự sát cuối cùng, thì ngược lại người ta biết rằng có hơn một phần ba các bạn trẻ tự sát đã không cần đến một cấu trúc hoặc một trợ giúp y tế nào (INSERM).

Cuối cùng, cần lưu ý rằng việc nằm viện đối với các toan tự sát liên quan đến nữ thanh niên cao hơn bốn lần so với nam thanh niên. Vì vậy, người ta nhận thấy rằng nếu các toan tự sát thường đi theo đường cong xuống theo tuổi, thì đường cong về tỉ lệ tử vong là ngược lại. Tỉ số được quan sát giữa tự sát hoàn thành và các toan tự sát tăng theo độ tuổi.

Một cách tổng thể, thành phần tự sát trong tử vong thường là thấp. Đối với cả nam và nữ, nó thay đổi rất nhiều theo độ tuổi. Dưới 1% trước 15 tuổi, nó đạt tối đa là khoảng giữa 25-34 tuổi (23% đối với nam, 18% đối với nữ). Nếu số lượng tuyệt đối của những ca tự sát là đáng kể hơn ở nam giới trong độ tuổi từ 45-54 tuổi, thì đối với nhóm tuổi từ 25-34, tử vong do tự sát là cao nhất so với những nguyên nhân khác (Aouba và cộng sự., 2009).

Nam và nữ: những cách thức khác nhau khi đối diện với sự bất ổn

Ba trong bốn vụ tự sát là nam giới, trong khi những người sống sót sau những toan tự sát là những người nữ theo một tỉ lệ ngược. Tỉ lệ tử vong quá mức này của nam giới được giải thích phần nào bởi thực tế là các nam thanh thiếu niên tuổi từ 15-24, giống như nam giới nói chung, thường sử dụng các phương tiện bạo lực và triệt để (treo cổ hoặc dùng súng) (Choquet, 2001). Bất kể lý do gì được đưa ra để giải thích thì sự khác biệt về tỉ lệ tự sát giữa các giới không xuất phát từ một khả năng miễn dịch của giới nữ.

https://drive.google.com/uc?id=1wdc8hPX9mSH1N8ERNFOtlJARSj-mlSrR

https://drive.google.com/uc?id=1_y2g0UiHS8Q7UenirQIgSxPdxZrLuc13

Vì vấn đề xã hội hóa giữa hai giới là khác nhau ngay từ thời thơ ấu, những vị trí được quy định và những vai trò gắn cho mỗi giới là không giống nhau. Hơn nữa, xuất phát từ thực tế rằng mỗi giới có  cách đáp ứng riêng với những căng thẳng trong cuộc sống (Cousteaux, Pan Ké Shon, 2008). Nói cách khác, trầm cảm và các toan tự sát ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn, trong khi tự sát hoàn thành và tiêu thụ các chất kích động tâm thần, đặc biệt là rượu thì chủ yếu thuộc về nam giới, điều này cho thấy mỗi giới có những cách khác nhau để thể hiện sự bất ổn (Beck và cộng sự, 2010).

Sự mong manh, sự phân biệt đối xử, đánh giá thấp bản thân… những nguy cơ đưa đến hành vi tự sát.

Các yếu tố quyết định tự sát thì rất nhiều và bản chất của các mối liên hệ là rất phức tạp. Tuy nhiên, có thể xác định ba tác nhân thường kỳ: dấu hiệu của ý định tự sát, những biểu hiện về tâm thần như các rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm; tiêu thụ các sản phẩm kích động thần kinh (thuốc lá, rượu, ma túy bất hợp pháp) và cuối cùng là những điều kiện sống (bấp bênh, quan hệ giữa các cá nhân ...).

Các nghiên cứu dịch tễ học không cho phép thiết lập một mặt cắt điển hình về tự sát của giới trẻ, nhưng người ta quan sát thấy có một sự đại diện quá mức của các cá nhân thuộc khu vực nông thôn và/hoặc ở các tình huống khó khăn về gia đình xã hội. Trong số các yếu tố nguy cơ chính, việc tổng quan tài liệu cho thấy cũng cần thiết phải tính đến các chỉ số sau: nghỉ học sớm, trình độ chuyên môn thấp, thiếu việc làm ổn định, thất nghiệp từng có/đã trải qua của các thành viên trong gia đình, bệnh tật ... cũng vậy, việc tiêu thụ rượu, bị trầm cảm, đã bị xâm hại gần đây, đã bị lạm dụng hoặc bị bạo lực trong thời thơ ấu, và có sự đánh giá thấp bản thân. Sự phân biệt đối xử, sự quấy rối, các sự kiện đau khổ trong thời thơ ấu hoặc các tình huống căng thẳng về kinh tế có thể tạo thành những yếu tố rủi ro cho sự xuất hiện bất ngờ của các giai đoạn trầm cảm hoặc sự mất cân bằng theo hướng những hành vi tự sát. Các hiện tượng bài trừ, khinh miệt và kỳ thị có thể dẫn đến việc mất đánh giá bản thân, mất niềm tin vào tương lai và vào người khác.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một thực tế rằng, so với các loại phân biệt đối xử khác, phân biệt đối xử đối với người đồng tính có điểm đặc trưng là thiếu hụt sự hỗ trợ từ gia đình. Sự không phù hợp về giới có thể dẫn đến sự đau khổ cùng cực, thúc đẩy các triệu chứng liên quan đến tự sát, đặc biệt là ở các bạn trai, nhóm phải đối mặt với chứng bệnh ám ảnh sợ đồng tính đã được chứng minh. Những người trẻ tuổi, phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến việc khám phá và xây dựng bản sắc giới tính/nhận dạng giới tính/biểu tượng về giới, chúng đặc biệt nhạy cảm với hình ảnh mà người khác nhìn nhận về mình, điều này làm suy yếu sự đánh giá của bản thân, chúng không có sẵn đủ sự hỗ trợ để đối mặt với các vấn đề khó khăn mà lẽ ra họ cần chia sẻ với người thân của mình. Như vậy, những phân biệt đối xử mà một số người trong chúng có thể là nạn nhân, có thể tạo thành yếu tố nguy cơ đáng kể trong việc chuyển tiếp sang hành vi tự sát (Beck và cộng sự, 2010).

Việc tiêu thụ các chất tác động tâm thần (rượu, thuốc lá, các chất ma túy bất hợp pháp, sự đa tiêu thụ, vv) có thể có liên quan đến ý nghĩ tự sát, các toan tự sát và các vụ tự sát hoàn thành; chúng ta biết rằng hiệu ứng giải ức chế của những chất này tạo dễ dàng cho bước chuyển sang hành động, và rằng những người đau khổ có thể tự hủy diệt bằng cách sử dụng những chất này để làm giảm nhẹ nỗi đau của họ (Beck và cộng sự, 2010).

Ngược lại, những mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, sự lắng nghe và hỗ trợ từ giáo viên hoặc người lớn, sự cam kết trong một mối quan hệ cặp đôi tạo nên các yếu tố bảo vệ khỏi vấn đề tự sát (Beck et al. 2010).

Kết luận

Sự phân tích tài liệu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những khác biệt giữa nam và nữ đối với việc tự sát, trong dân số nói chung cũng như trong dân số trẻ. Cả nam và nữ đều phụ thuộc vào vị trí xã hội được giao cho họ, và cách thức họ ứng phó với những căng thẳng phụ thuộc vào những giá trị riêng của mỗi giới. Việc tự gán một cách đơn thuần cho rằng tự sát như là chỉ báo đối với sự bất ổn của các cá nhân hoặc như là sự tiết lộ đối với "hạnh phúc xã hội" và  đối với "tình trạng sức khỏe" của hệ thống xã hội, quan điểm này, tuy nhiên, đưa đến một cái nhìn có tính phiến diện và những kết luận đôi khi bị sai lầm, đặc biệt là trong sự so sánh nam/nữ (Cousteaux, Pan Ké S hon, 2008). Và các công trình có sẵn nhấn mạnh sự chồng chéo của các vấn đề mà các cá nhân gặp phải.

 

Mặt khác, báo cáo đầu tiên của Đài quan sát quốc gia về tự sát nhấn mạnh rõ thêm những yếu tố rủi ro và tình trạng bất ổn của giới trẻ, đặc biệt về “vai trò của những trải nghiệm khó khăn trong thời thơ ấu và lứa tuổi vị thành niên (bạo lực thể chất, về tình dục hoặc về tâm lý, những khó khăn về gia đình, sự lạm dụng chất, vv), về hành vi tự sát có thể được sinh ra từ những mong manh, bất ổn ở trên cho các nhóm tuổi này, nhưng cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác trong suốt cuộc đời."  (ONS, 2014, tr.33).

 

 

                                                                                                                                                                                                                                                                      Tác giả: Yaëlle Amsellem-Mainguy

                                                                                                                                                                                                                                                                      Người dịch: ThS Huỳnh Thị Tuyết Nga

Tài  liệu tham khảo

 

  • Aouba A., Péquignot F., Camelin L., Laurent F., Jougla E., « La mortalité par suicide en France en 2006 », Études et résultats, no 702, septembre.
  • 2009 (www.drees.sante.gouv.fr/la-mortalite-par-suicide-en-france-en-2006,4208.html).
  • Beck F., Guilbert P., Gautier A., Baromètre santé, INPES, 2005.
  • Beck F., Firdion J.-M., Legleye S., Schiltz M.-A., Les minorités sexuelles face au risque suicidaire, Paris, INPES, 2010.
  • Beck F., Guignard R., du Roscoät E., Saïas T., « Tentatives de suicide et pen-sées suicidaires en France en 2010 », BEH. Bulletin épidémiologique hebdo-madaire, no 47-48, numéro thématique « Suicide et tentatives de suicide : état des lieux en France », décembre 2011 (www.invs.sante.fr/content/ download/24991/137049/version/6/file/BEH_47_48_2011.pdf).
  • Chappert J.L., Pequignot F., Pavillon G., Jougla E., « Évaluation de la qua-lité des données de mortalité par suicide - Biais et impact sur les données nationales en France, à partir des causes indéterminées quant à l’inten-tion », DREES, série Études, no 30, avril 2003.
  • Choquet M., Rapport sur la santé des jeunes 14-20 ans de la PJJ (secteur public) sept ans après, INSERM pour le ministère de la justice, 2005.
  • Cousteaux A.S, Pan Ké Shon J.-L., « Le mal-être a t-il un genre? Suicide, risque suicidaire, dépression alcoolique, Revue française de sociologie, vol. XLIX, 2008, p. 53-92.
  • Mouquet M.C., Bellamy V., « Suicides et tentatives de suicides en France », Études et résultats, no 488, mai 2006 (www.drees.sante.gouv.fr/suicides-et-tentatives-de-suicide-en-france,4433.html).
  • Observatoire national du suicide, Suicide. État des lieux des connais-sances et perspectives de recherche. 1er rapport/2014, novembre 2014 (http://www.sante.gouv.fr/IMG/pdf/rapport_ONS_2014.pdf).

 

 
Thông báo
Video