(Đỗ Phương Chi dịch)
(Nguồn: National Institute of Mental Health (NIMH), USA)
Mọi người đều cảm thấy bị stress ở khoảng thời gian nào đó. Nhưng stress là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bạn? Và bạn có thể làm gì với nó?
Đây là 5 điều bạn nên biết về stress:
1. Stress ảnh hưởng tới mọi người
Mọi người đều cảm thấy bị stress ở khoảng thời gian nào đó. Một số người có thể đối phó với stress hiệu quả hơn hoặc hồi phục từ các sự kiện stress nhanh hơn những người khác. Có nhiều dạng stress khác nhau - tất cả điều mang đến các nguy cơ đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ví dụ về stress bao gồm:
- Stress thông thường liên quan đến áp lực của công việc, trường học, gia đình, và những trách nhiệm hàng ngày khác.
- Stress được mang đến bởi sự thay đổi tiêu cực bất ngờ, như mất việc, ly dị, hoặc bệnh tật.
- Trải nghiệm stress sang chấn trong một sự kiện như là một tai nạn nghiêm trọng, chiến tranh, tấn công, hoặc thảm họa thiên nhiên nơi mọi người có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị chết. Người có trải nghiệm stress sang chấn thường có các triệu chứng tạm thời của bệnh tâm thần, nhưng phần lớn đều phục hồi một cách nhanh chóng sau đó.
2. Không phải tất cả stress đều là xấu
Stress có thể thúc đẩy mọi người để chuẩn bị hoặc thực hiện, giống như khi chúng ta cần làm một bài kiểm tra hoặc phỏng vấn cho một công việc mới. Stress thậm chí có thể cứu sống (life-saving) trong một vài trường hợp. Để phản ứng lại với nguy hiểm, cơ thể của bạn chuẩn bị để đối mặt với đe dọa hoặc lẩn trốn để an toàn. Trong những trường hợp này, mạch của bạn tăng nhanh, hơi thở của bạn nhanh hơn, các cơ căng ra, não của bạn sử dụng oxy nhiều hơn và gia tăng hoạt động - Tất cả các chức năng này nhằm mục đích là để sống sót.
3. Stress lâu dài có thể làm hại tới sức khỏe của bạn
Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra nếu những phản ứng của stress diễn ra quá lâu hoặc trở thành mãn tính, ví dụ như khi nguồn stress là thường xuyên, hoặc nếu những phản ứng vẫn tiếp diễn sau khi sự nguy hiểm đã giảm dần. Với những stress mãn tính, những phản ứng cứu sống trong cơ thể bạn có thể ức chế hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, giấc ngủ và hệ thống sinh sản, có thể khiến các hệ thống này ngừng làm việc một cách bình thường.
Mỗi người có thể cảm nhận stress theo một cách khác nhau. Ví dụ như, một số người có trải nghiệm chủ yếu là các vấn đề về tiêu hóa, trong khi đó một số khác có thể bị đau đầu, mất ngủ, buồn bã, tức giận hoặc cáu kỉnh. Những người bị stress mãn tính có xu hướng dễ bị nhiễm virus mức độ nghiêm trọng và thường xuyên hơn, như cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
Stress thông thường có thể là dạng stress khó nhận thấy nhất lúc ban đầu. Bởi vì nguồn gây stress có xu hướng thường xuyên hơn so với các trường hợp cấp tính hoặc stress sang chấn, cơ thể không nhận được có tín hiệu rõ ràng để trở lại các chức năng bình thường. Theo thời gian, sự căng thẳng tiếp diễn trong cơ thể của bạn từ stress thông thường có thể tạo ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, sự đau tim, cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh lý khác, cũng như các rối loạn tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu.
4. Có nhiều cách quản lý stress
Ảnh hưởng của stress có xu hướng tích tụ theo thời gian. Thực hiện các bước thực tiễn để quản lý stress của bạn để có thể giảm hoặc ngăn chặn những ảnh hưởng đó. Sau đây là một số mẹo có thể giúp bạn ứng phó với stress:
- Nhận diện các dấu hiệu phản ứng của cơ thể bạn đối với stress, như khó ngủ, gia tăng sử dụng thức uống có cồn và các chất khác, dễ bực tức, cảm giác trầm cảm, và có năng lượng thấp.
- Nói chuyện với bác sĩ và người chăm sóc sức khỏe của bạn. Nhận chăm sóc sức khỏe phù hợp cho các vấn đề đang tồn tại và các vấn đề mới.
- Luyện tập thể dục thường xuyên. Dành 30 phút mỗi ngày cho việc đi bộ có thể giúp nâng cao tâm trạng của bạn và giảm stress.
- Thử các hoạt động thư giãn. Tìm hiểu các chương trình ứng phó với stress, có thể kết hợp thiền, yoga, thái cực quyền, hoặc các bài tập nhẹ nhàng khác. Đối với một số bệnh lý liên quan đến stress, các tiếp cận này được sử dụng kết hợp với các hình thức điều trị khác. Lên kế hoạch thời gian thường xuyên cho những điều này và các hoạt động sức khỏe và thư giãn khác.
- Thiết lập mục tiêu và các vấn đề ưu tiên: Hãy quyết định những thứ cần phải hoàn thành và những thứ có thể hoãn lại, và học cách nói không với những nhiệm vụ mới nếu như chúng đặt bạn vào tình trạng quá tải. Hãy lưu ý những gì bạn có thể hoàn thành vào cuối ngày, chứ không phải những gì bạn không thể làm.
- Giữ kết nối với những người có thể hỗ trợ về mặt cảm xúc và các vấn đề khác. Để giảm stress, hay kêu gọi sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình và cộng đồng hoặc các tổ chức tôn giáo.
- Cân nhắc đến các thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu tại viện sức khỏe tâm thần quốc gia (NIMH), NCCIH và các cơ sở nghiên cứu khác trên cả nước đang nghiên cứu những nguyên nhân và ảnh hưởng của stress về mặt tâm lý, và các kỹ thuật quản lý stress.
5. Nếu bạn choáng ngợp (overwhelmed) bởi stress, hãy tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia về sức khỏe.
Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn có các ý tưởng tự tử, bị choáng ngợp, cảm thấy không thể ứng phó, hoặc đang sử dụng thuốc hoặc thức uống có cồn để ứng phó. Bác sĩ của bạn có thể cho bạn lời khuyên. Bạn có thể tìm sự hỗ trợ để giúp bạn tìm thấy dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.