Với sự phát triển của xã hội hiên nay, các vấn đề khủng hoảng tâm lý ở trẻ em và vị thành niên (VTN) ngày càng đa dạng, trẻ có thể có những hành vi: hung hăng, phá phách… chúng ta thường gọi “trẻ hư”, “trẻ xấu”… mà không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề về sức khỏe tinh thần. Vì vậy, nhiều trạng thái rối loạn tâm thần được hình thành và phát triển ở trẻ em và VTN. Trẻ em và VTN mắc phải các rối loạn tâm lý này thường gặp phải khó khăn khi tuân thủ các nguyên tắc thường được xã hội chấp nhận.
Sự phát triển cơ thể, vận động, ngôn ngữ và tính cách của trẻ ở lứa tuổi này diễn ra nhanh chóng. Trẻ em giống một tờ giấy trắng nếu cẩn thận vẽ đẹp thì có 1 tác phẩm đẹp và ngược lại, nếu không cẩn thân thì tờ giấy trắng này sẽ bị nhầu nát qua những lần tẩy xóa. Trong sức khỏe đời sống họ tìm thấy rằng ở Mỹ cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị rối loạn về hành vi do yếu tố tâm lý. Tại bệnh viện tâm thần TP.HCM, mỗi tháng gần 1000 lượt thăm khám bệnh nhi và điều trị rối loạn tâm lý (tăng 60% so với năm 2001) như từ năm 2012 đến năm 2015 tăng từ 800 đến 3.000 lượt/năm; riêng trong năm 2015, số trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện này là 33.242 lượt. Tương tự, tại khoa Tâm lý của BV Nhi Đồng 1 cũng tăng trên 1.000 lượt/năm và trong năm 2015, đã có trên 9.200 lượt điều trị và con số cấp cứu do tự tử tăng cao tại 2 BV nhi đồng của thành phố so với những năm trước (suckhoetamthan.net-Báo động tâm thần ở trẻ em). Hiện có khoảng 20% là học sinh THPT bị trầm cảm. Theo TS.BS. Hoàng Cẩm Tú trung tâm tham vấn và SKTT trẻ em và VTN. Nguyên nhân gây tổn hại SKTT cho trẻ do yếu tố nội sinh như: rối loạn khí sắc, tự kỷ, rối loạn phát triển lan tỏa…chiếm 10 đến 20% và sau đó là yếu tố môi trường (gia đình, trường học, xã hội). Đặc biệt là các mối quan hệ có sự xung đột mâu thuẫn của các thành viên trong gia đình (bố mẹ cãi nhau…) dẫn đến ly hôn, bạo lực trong gia đình, thô bạo trong việc dạy con, thiếu tin tưởng vào con à 2/3 trẻ rối loạn hành vi, chống đối, trầm cảm…
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ rối loạn tâm lý:
· Hành vi bất thường: đập đầu, trốn học, cắn, phá hoại tài sản, đẩy người khác, bỏ nhà, đe dọa người khác, ném đồ vật, tấn công người khác, hành vi tình dục không phù hợp, đánh nhau, la hét, chửi bậy, không thể ngồi yên, bướng bỉnh…
· Thay đổi tâm trạng: hay khóc nhè, dễ cáu kỉnh…
· Khó tập trung: Không thể hoàn thành bài tập, không thể theo hướng dẫn…
· Triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau bụng, nôn mửa…
· Tự làm đau bản thân: rạch tay chân, cáu véo, cắn …
· Lạm dụng chất gây nghiện….
Vì vậy, những bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an, bi quan, ngại ngùng, xấu hổ, giận dữ thậm chí cảm thấy có lỗi, đau khổ và bất lực trước vấn đề của con mình. Những vấn đề mà trẻ có rất là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập, mối quan hệ ở trường cũng như ở gia đình… Chúng ta nghĩ rằng tình trạng rối loạn tâm lý chỉ xảy ra ở người lớn khi họ gặp khó khăn, áp lực bởi trăm nghìn mối lo “cơm, áo, gạo, tiền”. Nhưng thực sự, khoa học đã chứng minh trong cuộc sống hiện nay, trẻ em cũng chịu nhiều áp lực nên tâm lý cũng sẽ bị căng thẳng hơn. Ví dụ: áp lực học hành, bố mẹ quá bận rôn, mâu thuẫn giữa bố mẹ và các thành viên trong gia đình dẫn đến đổ vỡ, ly hôn… Những vấn đề này đều để lại dấu ấn sâu đậm làm tổn thương đến tâm hồn trẻ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong giáo dục con trẻ là chúng ta phải hiểu: Tại sao trẻ ứng xử sai? Tất cả các hành vi đều có mục đích và nguyên nhân đằng sau hay nói cách khác đằng sau những hành vi cư xử bất thường của trẻ là một tâm hồn đang bị tổn thương và cần được quan tâm, những yếu tố nào dẫn đến hành vi ứng xử sai của trẻ?
Hiện tại phòng khám chúng tôi thường gặp trẻ có các vấn đề như: tự gây thương tích cho mình hoặc người khác, đi học xé sách vở, đánh bạn đến chảy máu, chán ăn, chán học, đái dầm, lấy nước sôi dội lên các vật nuôi nhỏ (chó mèo…) và có cảm giác thích thú khi nhìn các vật nuôi đau đớn hay có 1 số trẻ nhận thức tốt hơn thì dùng lời nói để de dọa bố mẹ khi không đáp ứng nhu cầu của mình “nếu không cho con thì con sẽ lao đầu ra đường cho xe tải cán chết luôn cho bố mẹ coi”…. Nếu chúng ta không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời thì các rối loạn tâm lý sẽ làm trẻ khủng hoảng về tinh thần và bị các bệnh: trầm cảm, lo âu…
Với những tình trạng trên chúng ta phải hiểu thật tốt vì sao trẻ có hành vi như vậy? Chúng ta thường cho rằng đứa trẻ hư là do “nuông chiều” hoặc “tại trẻ sinh ra là như vậy rồi”…nhưng đằng sau của những hành vi mà đứa trẻ ứng xử có 1 mục đích nào đó, một đứa trẻ sẽ không làm một hành động mà không có mục đích. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ hay còn goi là:
+ Mô hình 4 yếu tố dẫn đến hành vi ứng xử sai của trẻ
Yếu tố đầu tiên: đặc điểm của trẻ giúp biết được điểm mạnh và điểm yếu của trẻ: ai sinh ra cũng có nhân cách riêng và nó tạo nên điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Có thể điểm mạnh giúp tạo nên thành công trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, có một vài điểm yếu nó ảnh hưởng đến một vài lĩnh vực khác.
Đặc điểm của cha mẹ và trẻ:
Từ sự khác biệt này, đôi khi cũng gây ra vấn đề trong cách tương tác giữa cha mẹ với con, ví dụ: Cha mẹ khá tĩnh lặng nhưng trẻ hoạt động lại cao hoặc ngược lại, cha mẹ hoạt động cao mà con lại khá tĩnh lặng thì cha mẹ cho rằng con lì lợm, không nghe lời, chậm chạp, thụ động…vì vậy, cha mẹ dễ căng thẳng, bực bội và có thể có những lời nói không phù hợp, thậm chí là dùng hành động đánh trẻ, từ đó sẽ làm rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hoặc trẻ xuất hiện hành vi không phù hợp.
Yếu tố thứ 2 đặc điểm của cha mẹ về mặt thể chất: có vài điểm giống cha mẹ và một vài đặc điểm khác cha mẹ nên mới gọi là cha mẹ và con cái.
Yếu tố thứ 3 hậu quả sau khi thực hiện nó góp phần làm tăng giảm hành vi (kể cả đúng hay sai):
+ Trẻ cư xử sai để được hệ quả tích cực. Ví dụ: Trẻ 10 điểm mẹ không khen-> thể lần sau con học điểm thấp nhé
+ Trẻ cư xử sai để thoát khỏi hệ quả tiêu cực. Ví dụ: Được 10 điểm mẹ khen nhung dưới 10 điểm bị mẹ la nên khi bị điểm thấp sẽ tự sửa điểm để được khen
+ Trẻ không được củng cố khi có hành vi thích hợp
è 3 điều trên của yếu tố thứ 3 có thể dẫn đến trẻ có hành vi không thích nghi và cha mẹ có thể không kiểm soát được
Yếu tố thứ 4 là sự kiện trong đời hoặc sang chấn nó sẽ ảnh hưởng đến hành vi của đứa trẻ trong 1 giai đoạn nào đó trong cuộc đời.
Như vậy, qua những yếu tố và đặc điểm trên có sự khác biệt giữa trẻ em và cha mẹ. Đôi khi sự không hiểu nhau và đổ lỗi cho trẻ hay cho rằng trẻ có vấn đề. Vì vậy, cha mẹ cần có cái nhìn tích cực hơn trong việc giáo dục trẻ, nhìn nhận trẻ một cách khách quan, không nhìn nhận trẻ ở mặt tiêu cực, thừa nhận điểm mạnh của trẻ và ít đổ lỗi và thông cảm cho trẻ hơn và kiểm soát được cảm xúc của chính mình.
Đôi khi có một số trường hợp trẻ đến khám thì vấn đề không phải trên trẻ mà vấn đề lại ở chỗ các bậc cha mẹ, có thể cha mẹ thiếu kỹ năng làm cha mẹ tích cực, cha mẹ có rối loạn hành vi và qua thời gian có thể phản ứng theo cách tiêu cực với trẻ, vấn đề hành vi sẽ trở thành cảm xúc tiêu cực trong gia đình.
Trẻ em rất đơn giản, ngây thơ chỉ cần có sự quan tâm, tìm hiểu khó khăn và nhu cầu của trẻ thì sẽ có câu trả lời cho vấn đề trẻ đang gặp phải và từ đó mới có thể giúp trẻ thay đổi được những hành vi, biểu hiện thiếu phù hợp. Đối với người lớn rất phức tạp, có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống phải lo nghĩ, bận tâm từ đó tạo ra áp lực căng thẳng và hình thành nên những thói quen không phù hợp rất khó thay đổi (thói quen trong suy nghĩ, hành động, cảm xúc). Đôi khi nhận ra điều đó nhưng không thể nào thay đổi được nhưng với trẻ thì ngược lại.
Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Kim Dung