Nghỉ tết từ 25/01/2025 đến 02/02/2025

LIÊN KẾT CƠ QUAN - BAN NGÀNH

QR-code-BNV

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

  12/05/2025 15:19        

ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền khoa học, công nghệ trên thế giới và tình trạng đô thị hóa ngày càng cao, nhịp độ làm việc ngày một khẩn trương, con người sử dụng công cụ lao động ngày một tinh vi. Cùng với tốc độ phát triển của xã hội thì bệnh tâm thần cũng phát triển và đa dạng cũng như phức tạp hơn. Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế. Bệnh tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chăm sóc bệnh nhân tâm thần cần một đội ngũ đa chuyên môn bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, tâm lý, nhân viên hoạt động liệu pháp. Mỗi người với một vai trò tác động bệnh nhân khác nhau nhằm mục đích điều trị bệnh nhân toàn diện tại bệnh viện và khi ra viện bệnh nhân có thể hòa nhập với gia đình và cộng đồng xã hội.

Điều dưỡng sức khỏe tâm thần là một trong những lĩnh vực thú vị nhất và đầy thử thách nhất của nghiệp vụ điều dưỡng và đòi hỏi một sự kết hợp về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm với kỹ năng lâm sàng và giao tiếp. Kỹ năng điều dưỡng sức khỏe tâm thần luôn đòi hỏi kiến thức sâu rộng về sinh lý học, tâm lý học, tâm thần học con người và cả dược học [1].

Điều dưỡng làm việc trong môi trường bệnh viện tâm thần có thể nói là một sứ mệnh đặc biệt, vừa thực hiện vài trò chuyên môn điều dưỡng chăm sóc; vừa đóng vai trò như người cha người mẹ chăm chút từng bữa cơm, giấc ngủ; vừa là người thầy người cô hướng dẫn, chỉ dạy những điều hay lẽ phải trong cuộc sống; vừa là người đồng hành, nâng đỡ tinh thần lúc khó khăn, bế tắc cần sự lắng nghe, vỗ về, ủi an.

Trong ca trực, có những thêm thức trắng, đi tua rã chân theo dõi bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát hay bệnh nhân lên cơn co giật liên tục, bệnh nhân sảng rượu, bệnh nhân cai nghiện ma túy... Hay những lo sợ khi phải đến nơi làm việc vì bệnh nhân hù dọa đánh, đòi chém khi thực hiện kỹ thuật cố định đối với bệnh nhân chống đối hoặc khủng hoảng tinh thần khi phải cấp cứu cho bệnh nhân thực hiện hành vi tự sát…Điều dưỡng cũng là những con người có cảm xúc.

Thư Bác Hồ gửi cán bộ ngành Y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/1955, Bác nhắn gửi: “…Thương yêu người bệnh. Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”. Vì vậy, mỗi cán bộ y tế cần “phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.

Mỗi điều dưỡng trở thành những ngọn đèn luôn thắp sáng niềm tin yêu vào cuộc sống, cho dù với bao lo toan trong cuộc sống, bổn phận với gia đình, trách nhiệm với xã hội, nhưng mỗi điều dưỡng vẫn luôn dặn lòng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tận tâm chăm sóc bệnh nhân góp phần giúp cho bệnh nhân sớm ổn định, trở về sum vầy cùng với gia đình, hòa nhập với cộng đồng.

Tài liệu tham khảo:

1. Ruth Elder, Katie Evan, Debra Nizette (2009). Điều dưỡng bệnh tâm thần và sức khỏe tâm thần. Nhà xuất bản Đồng Nai.

 
Thông báo
Video